Hướng dẫn cách sử dụng máy đo khí đơn giản, chi tiết

12/09/2023 70

Bạn đang phân vân không biết nên sử dụng máy đo khí như thế nào chính xác nhất? Bạn chưa biết cách hiệu chuẩn máy đo khí? Kỹ thuật thiết bị sẽ hướng dẫn sử dụng máy đo khí cũng như cách hiệu chỉnh máy ngay dưới đây. Bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Hướng dẫn hiệu chuẩn máy đo khí

Trước khi tiến hành sử dụng máy đo khí để đảm bảo kết quả chính xác, bạn sẽ cần phải hiệu chuẩn thiết bị đo. Công việc hiệu chuẩn máy đo khí chính là kiểm tra và điều chỉnh những giá trị đo trên thiết bị đảm bảo đo chính xác khi có kết quả đo.

Hiệu chuẩn máy đo khí để kết quả chính xác

Hiệu chuẩn máy đo khí để kết quả chính xác

Đối với các loại máy đo khí hay thiết bị đo khác đều sẽ cần hiệu chuẩn để mang đến sự an toàn và chính xác. Khi thực hiện hiệu chuẩn máy đo khí, bạn sẽ cần chuẩn bị máy và bộ hiệu chuẩn. Tiếp theo, các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn hiệu chuẩn máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất bằng cách sử dụng đầu đo và kiểm tra trên bộ hiệu chuẩn.

Bước 2: Bạn đọc kết quả được hiển thị trên màn hình.

Bước 3: Bạn tiến hành so sánh giá trị đo được với giá trị đo thực tế.

Bước 4: Nếu giá trị đo thực tế không chính xác so với giá trị đo được quy định. Bạn sẽ cần điều chỉnh lại giá trị trên máy cho phù hợp.

Lưu ý, bạn nên thực hiện đo nhiều lần và so sánh để đảm bảo hiệu chuẩn đạt chính xác nhất và sử dụng được ngay. Ngoài ra, bạn nên tiến hành hiệu chuẩn thường xuyên hoặc theo chu kỳ khoảng từ 20 – 30 ngày với tần suất sử dụng trung bình.

Hướng dẫn sử dụng máy đo khí

Trước khi bạn sử dụng máy đo khí cần xác định được loại máy thuộc dòng đo đơn khí hay đa khí. Tiếp theo, bạn cũng cần đọc hướng dẫn sử dụng của từng dòng từ nhà sản xuất để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định mang đến sự an toàn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý chọn loại máy đo khí chất lượng để có độ bền, đo chính xác với nhiều chức năng đa dạng. Bạn có thể tham khảo một số dòng máy đo phổ biến được dùng nhiều hiện nay: Testo 340, Senko SGT-P, BH-4S…

Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra máy

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra tình trạng của máy đo như đảm bảo máy đã được hiệu chuẩn, đủ dung lượng pin, không bị hỏng hóc. Trên màn hình cũng không có các cảnh bảo được hiển thị.

Tiếp theo, bạn cần xác định môi trường có cần đo khí ở nhiều tầng khác nhau hay không để lựa chọn thiết bị phù hợp. Nếu môi trường cần đo có nhiều loại khí nên chọn dòng máy đo đa khí.

Bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ đồ phòng hộ như khẩu trang, mặt nạ phòng độc, găng tay, quần áo bảo hộ… Với máy cần tiến hành kết nối ống dẫn khí và đầu đo nếu cần.

Thực hiện kiểm tra khí bằng máy đo khí

Thực hiện kiểm tra khí bằng máy đo khí

Bước 2: Chọn vị trí đo

Khi bạn thực hiện đo khí trong không gian nhỏ hẹp nên tắt thiết bị thông gió trong khoảng 15 phút để đo chính xác nhất. Đối với những môi trường thoáng có thể đo ở những vị trí như đầu gió, cuối gió hoặc vuông góc với hướng gió.

Bước 3: Bạn bật nguồn máy để khởi động thiết bị đo khí. Sau đó, bạn chọn mã code phù hợp với loại khí cần đo. Thông thường, nhà sản xuất sẽ có bảng mã code tương ứng với từng loại khí.

Bước 4: Bạn kết nối ống đo với máy và đặt tại vị trí đo.

Bước 5: Bạn đọc kết quả được hiển thị trên màn hình. Sau đó, bạn có thể ghi lại kết quả đo để thống kê và phân tích để đánh giá trình trạng khí trong môi trường. Nếu máy có chức năng Hold (H) bạn có thể bấm vào để giữ màn hình giúp ghi nhanh hơn.

Bước 6: Kết thúc đo, bạn tắt máy và bảo quản thiết bị tại nơi thoáng máy. Nếu không sử dụng thường xuyên, bạn nên tháo pin khỏi máy tránh bị chảy chất lỏng trong pin gây hư hỏng cho máy.

Lưu ý khi sử dụng máy đo khí

Trong quá trình sử dụng máy, bạn cũng cần nắm được những lưu ý để hạn chế hỏng hóc cũng như đảm bảo an toàn. Đặc biệt, bạn có thể thực hiện đo nhanh chóng cũng như có kết quả chính xác nhất đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.

Dùng máy đo khí cần đảm bảo chính xác

Dùng máy đo khí cần đảm bảo chính xác

Dưới đây là một số lưu ý cần thiết:

  • Bạn luôn chú ý cần về mặc định 0 sau khi kết thúc một lần đo.
  • Nếu máy đo có chế độ Pump test có đầu hút bên ngoài cần sử dụng tính năng này để đo chính xác.
  • Bạn có thể để máy đo tại các túi áo trước ngực nhưng cần cách 0,3m so với các bộ phận hô hấp, mắt cảm biến ra ngoài.
  • Luôn kiểm tra tình trạng máy đo khí để tránh hỏng hóc trong quá trình làm việc.
  • Tuân thủ đúng theo quy định của nhà sản xuất.
  • Luôn tuân thủ các quy định về an toàn lao động, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.
  • Không để bụi, nước, dầu tiếp xúc với đầu lọc cảm biến.
  • Hiệu chuẩn máy đo theo chu kỳ hoặc khi kết quả có sai số lớn.
  • Không để máy bị rơi hoặc va chạm mạnh tránh hỏng cảm biến.

Kỹ thuật thiết bị đã hướng dẫn bạn cách sử dụng máy đo khí chi tiết với các bước đơn giản. Từ đó, bạn có thể sử dụng máy để kiểm tra khí trong các môi trường làm việc mang lại hiệu quả cao. Chúc bạn thành công!