Sốt xuất huyết có được tắm không? Cách điều trị và chăm sóc người bị sốt xuất huyết tại nhà

11/11/2023 347

Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà. Vậy cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà như thế nào? Sốt xuất huyết có được tắm không? Hãy cùng Kỹ thuật thiết bị tìm hiểu ngay nhé!

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho người bệnh nhẹ

Nếu bị sốt xuất huyết thể nhẹ, người bệnh có thể được chăm sóc và điều trị ngay tại nhà. Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà gồm có: nghỉ ngơi, chườm mát, uống thuốc hạ sốt và bù dịch điện giải bằng nước lọc, nước hoa quả hay dung dịch điện giải. Đồng thời nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể, cách điều trị và chăm sóc người bị sốt xuất huyết tại nhà như sau:

Theo dõi nhiệt độ của người bệnh

Theo dõi nhiệt độ của người bệnh sốt xuất huyết

Theo dõi thân nhiệt

Trong 3 ngày đầu, người bị sốt xuất huyết sẽ bị sốt cao. Người nhà chăm sóc cần giúp người bệnh hạ sốt bằng cách chườm mát ở vị trí nách, bẹn, lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm giúp nhiệt độ tỏa ra nhanh hơn.

Theo dõi nhiệt độ của người bệnh. Nếu nhiệt độ luôn duy trì ở mức cao 39-40 độ C không hạ. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, bệnh nhân mệt lả, vã mồ hôi, tay chân lạnh, nôn, khó thở, đau bụng, chảy máu cam,… cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để điều trị, ngăn ngừa biến chứng sốt xuất huyết.

Lưu ý: Không lạm dụng Paracetamol liều cao, dẫn đến ngộ độc gan, đồng thời giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. 

Nghỉ ngơi, thư giãn

Người bệnh sốt xuất huyết cần được nghỉ ngơi đầy đủ. Hãy cố gắng nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt. Bởi giấc ngủ sẽ giúp cơ thể tự phục hồi và tái tạo năng lượng.

Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý

Người bệnh cần được vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ bụi bẩn, làm sạch dịch nhầy, hỗ trợ hô hấp. Đồng thời hạn chế nguy cơ tổn thương vùng mũi như phù nề, sưng viêm giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Dùng thuốc hạ sốt

Người bệnh sốt xuất huyết được chỉ định sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol. Tuy nhiên, không lạm dụng Paracetamol liều cao (15g một ngày đối với người lớn), hoặc dùng thuốc đúng liều nhưng kéo dài hơn 1 tuần. Điều này dẫn đến ngộ độc gan, đồng thời giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Liều dùng thuốc Paracetamol trong điều trị sốt xuất huyết là 15mg/kg thể trọng và 2 liều cách nhau từ 4-6 giờ. Không dùng quá 3 cữ thuốc/ ngày.

Xem thêm: Những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết phổ biến hiện nay

không lạm dụng Paracetamol liều cao

Không lạm dụng Paracetamol liều cao

Bổ sung nước và điện giải

Các trường hợp bị sốt xuất huyết thể nhẹ (độ 1 và độ 2) cần bù dịch bằng đường uống. Người bệnh dùng với nước lọc, nước trái cây hoặc dung dịch Oresol. Chỉ truyền dịch khi người bệnh nôn nhiều, không thể bù dịch bằng đường miệng. Việc truyền dịch nên thực hiện tại các cơ sở y tế do điều dưỡng thực hiện.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Tùy từng giai đoạn mà người bệnh sốt xuất huyết sẽ có chế độ ăn khác nhau.

  • Chế độ ăn lỏng: Khi người bệnh ở giai đoạn đầu của sốt xuất huyết, bị sốt cao.
  • Chế độ ăn nhẹ: Khi người bệnh giảm sốt và dần hồi phục.
  • Chế độ ăn uống bình thường: Khi người bệnh sốt xuất huyết trong thời gian hồi phục.

Khi sốt xuất huyết, người bệnh bị giảm tiểu cầu có thể gây tử vong. Do đó, người bệnh cần được cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein và các chất béo cần thiết cho sức khỏe tủy xương, để sản xuất tiểu cầu.

Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết

Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết

Ngoài ra, người bị sốt xuất huyết còn cần có chế độ ăn giàu calo, giàu đạm, ít béo, giàu khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Uống nhiều nước, nước ép trái cây, nước lọc, súp rau củ, nước dừa,… để phục hồi nhanh chóng.

Xem thêm: Ăn gì để tăng tiểu cầu cho người bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết có được tắm không?

Khi bị sốt xuất huyết hay sốt nói chung, người bệnh cần tránh để cơ thể nhiễm lạnh. Do đó, người bệnh cần hạn chế tắm vì việc tắm khó có thể giữ ấm được cho cơ thể. Nếu cần tắm thì dùng nước ấm, tắm nhanh hoặc lau người trong phòng kín, tránh gió lùa. Nếu tắm với nước nóng có thể làm tăng thân nhiệt hoặc gây bỏng da. Tuyệt đối không được dùng nước lạnh.

Trong những ngày đầu khi sốt cao, người bệnh có thể không tắm. Ở giai đoạn hết sốt, người bệnh thường có tâm lý chủ quan. Nhưng đây mới là giai đoạn nguy hiểm do tiểu cầu giảm và có những rối loạn về vận mạch khiến bệnh nhân dễ bị choáng, ngất. Nếu khi tắm xảy ra những va chạm hoặc gây chảy máu sẽ rất khó cầm, khiến bệnh trở nặng.

Người bệnh sốt xuất huyết cần tránh để cơ thể nhiễm lạnh

Người bệnh sốt xuất huyết cần tránh để cơ thể nhiễm lạnh

Khi nào cần đưa người bệnh sốt xuất huyết đi viện điều trị?

Sau khi đi khám phát hiện bị sốt xuất huyết, nếu người bệnh bị thể nhẹ sẽ được bác sĩ cho phép tự điều trị và chăm sóc ở nhà. Nhưng sau khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà, bệnh nhân vẫn diễn tiến nặng thì cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.

Các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết nặng hơn gồm: Vật vã, lừ đừ; đau bụng nhiều; nôn ói nhiều; đau bụng vùng hạ sườn; chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, tiểu ra máu, xuất huyết âm đạo bất thường, nước tiểu ít; xét nghiệm máu thấy thể tích hồng cầu tăng nhưng tiểu cầu giảm nhanh…

Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Đặc biệt với trẻ em bệnh sốt xuất huyết, nếu trẻ bị chảy máu cam, đi ngoài ra máu, nôn ói liên tục, đau bụng dữ dội, lơ mơ, co giật, tím tái, khó thở,… cần đến bệnh viện gần nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Lưu ý khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

  • Các loại thuốc hạ sốt không khuyên dùng khi bị sốt xuất huyết: Aspirin và lbuprofen. Trong đó, Aspirin ngăn tập kết tiểu cầu, chống đông máu, khiến chảy máu do sốt xuất huyết trầm trọng hơn. Ibuprofen khiến việc chảy máu trong sốt xuất huyết không cầm được.
  • Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Không được tự ý truyền dịch.
  • Không tắm gội bằng nước lạnh.
  • Không ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các chất béo bão hòa như mỡ động vật (trừ mỡ cá), dầu cọ, dầu dừa, chất béo chuyển hóa trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, bơ thực vật, kem béo thực vật,…
  • Không ăn các thức ăn có vị cay như tiêu, ớt vì có thể gây kích ứng dạ dày, dẫn đến xuất huyết dạ dày nếu người bệnh có sẵn bệnh nền viêm dạ dày.

Khi có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Từ đó được chỉ định cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà hoặc điều trị nội trú tại viện. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe!