Ăn gì để tăng tiểu cầu cho người bệnh sốt xuất huyết?

02/11/2023 577

Người bệnh sốt xuất huyết có thể bị suy giảm tiểu cầu rất nguy hiểm. Vậy nên ăn gì để tăng tiểu cầu nhanh nhất? Dưới đây là những thực phẩm giúp cải thiện số lượng tiểu cầu trong máu một cách tự nhiên. Mời bạn đọc tham khảo!

Dấu hiệu nhận biết giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết

Trước khi biết ăn gì để tăng tiểu cầu cho người bệnh sốt xuất huyết, chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng giảm tiểu cầu nhé!

Dấu hiệu nhận biết giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết

Dấu hiệu nhận biết giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết

Tiểu cầu là một loại tế bào có kích thước nhỏ nhất trong máu người. Nó có vai trò rất quan trọng với quá trình đông máu, tạo ra các cục máu đông, co mạch, miễn dịch. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh xuất hiện kháng thể phá hủy một số lượng lớn các tiểu cầu, gây ra tình trạng thiếu hụt tiểu cầu trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.

Bạn có thể nhận biết tình trạng giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết thông qua các triệu chứng sau:

  • Chảy máu cam;
  • Chảy máu chân răng;
  • Chảy máu liên tục ở những vết thương hở, thậm chí kéo dài trong nhiều ngày;
  • Tiểu tiện ra máu;
  • Da phát ban, vùng da có màu tím, đỏ hoặc vàng nâu do tình trạng xuất huyết dưới da gây ra;
  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi/ đen/ hắc ín;
  • Dễ bầm tím sau những va chạm dù rất nhẹ nhàng;
  • Kinh nguyệt nhiều bất thường;…

Ăn gì để tăng tiểu cầu nhanh nhất?

Người bị giảm tiểu cầu sốt xuất huyết cần được chăm sóc y tế đúng cách. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống để giúp tăng tiểu cầu trong máu. Đây là phương pháp tự nhiên, an toàn, tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

Ăn gì để tăng tiểu cầu nhanh nhất? Uống gì để tăng tiểu cầu? Người bị bệnh sốt xuất huyết có thể tăng cường tiêu thụ những loại thực phẩm dưới đây để tăng tiểu cầu tự nhiên.

Thực phẩm giàu folate

Thực phẩm giàu folate

Thực phẩm giàu folate

Folate là một loại vitamin B giúp tăng số lượng tiểu cầu. Axit folic chính là dạng tổng hợp của folate. Người lớn cần ít nhất 400 mcg folate/ngày, phụ nữ mang thai cần 600mcg/ngày. Những thực phẩm giàu folate gồm: Rau lá xanh đậm, gan bò, ngũ cốc ăn sáng, các loại sữa, cơm,…

Thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 cũng là chất quan trọng tạo lên hồng cầu. Người trên 14 tuổi cần 2,4 mcg vitamin B12/ngày. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần 2,8 mcg vitamin B12/ngày.

Thực phẩm giàu vitamin B12

Thực phẩm giàu vitamin B12

Những thực phẩm giàu vitamin B12 gồm: thịt bò và gan bò, trứng, cá hồi, cá ngừ, ngao, sò, ngũ cốc, cam, các chế phẩm từ sữa, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành,…

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, vitamin C giúp các tiểu cầu hoạt động tốt, tăng cường khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.

Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua các thực phẩm sau: bông cải xanh, trái cây họ cam quýt (cam, bưởi), quả kiwi, xoài, dứa, cà chua, lựu, dâu tây, ớt chuông,…

Thực phẩm giàu vitamin C

Thực phẩm giàu vitamin C

Lưu ý: Nhiệt độ cao có thể làm phá hủy vitamin C nên tốt nhất bạn nên ăn sống các thực phẩm giàu vitamin C nếu có thể.

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D góp phần quan trọng trong việc sản xuất tiểu cầu và các tế bào máu khác. Cơ thể có thể sản xuất vitamin D bằng việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Người trưởng thành từ 19 – 70 tuổi cần 15mcg vitamin D/ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận được đủ ánh sáng mặt trời mỗi ngày. Đặc biệt là người bệnh sốt xuất huyết.

Thực phẩm giàu vitamin D

Thực phẩm giàu vitamin D

Do đó, người bệnh sốt xuất huyết có thể bổ sung vitamin D từ những thực phẩm sau: Lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu gan cá, sữa chua, ngũ cốc ăn sáng, nước cam, sữa đậu nành, nấm,…

Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu và sức khỏe của xương. Lượng vitamin K cần thiết cho Nam giới trưởng thành từ 19 tuổi trở lên cần 120mcg vitamin K/ngày, với nữ giới là 90mcg vitamin K/ngày.

Thực phẩm giàu Vitamin K

Thực phẩm giàu Vitamin K

Bạn bổ sung vitamin K từ những thực phẩm sau: củ cải, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, đậu nành, dầu đậu nành, bí ngô,…

Thực phẩm giàu chất sắt

Sắt rất quan trọng với tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Nó có thể làm tăng số lượng tiểu cầu ở những người bị thiếu máu do thiếu sắt. Lượng sắt cần thiết cho nam giới trên 18 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi là 8mg sắt/ngày. Phụ nữ 19 – 50 tuổi cần 18mg sắt/ngày. Phụ nữ mang thai cần 27mg sắt/ngày.

Bạn có thể bổ sung sắt thông qua các thực phẩm sau: Hàu, gan bò, ngũ cốc ăn sáng, đậu lăng, đậu hũ, socola đen, hạt bí,… Nên ăn các thực phẩm giàu chất sắt với vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ.

Thực phẩm giàu chất sắt

Thực phẩm giàu chất sắt

Lưu ý: Không ăn thực phẩm giàu canxi hoặc bổ sung canxi cùng lúc với thực phẩm giàu chất sắt.

Xem thêm: Những cảnh báo nguy hiểm trong sốt xuất huyết ở trẻ em cần biết

Thực phẩm làm giảm tiểu cầu cần tránh

Một số loại thực phẩm, đồ uống có thể làm giảm số lượng tiểu cầu. Do đó, người bệnh sốt xuất huyết cần tránh dùng những thực phẩm này.

Thực phẩm làm giảm tiểu cầu cần tránh: Rượu, aspartame (chất làm ngọt nhân tạo), nước ép nam việt quất, quinine (có trong nước tăng lực), sốt mè,…

Như vậy, bạn đã biết ăn gì để tăng tiểu cầu cho người bệnh sốt xuất huyết? Bạn có thể nấu các loại cháo, súp thịt và bổ sung các loại quả cho người bệnh.

Ăn thực phẩm có thể làm tăng số lượng tiểu cầu. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp bổ sung tiểu cầu cho những người bệnh nhẹ. Nếu người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng cảnh báo số lượng tiểu cầu rất thấp, nên đi khám, điều trị sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng.