Đá mài là gì? Các loại đá mài phổ biến nhất hiện nay
05/09/2023 93
Là một người thường xuyên sử dụng máy mài, nhưng liệu rằng các bạn đã biết đá mài là gì và có những loại nào phổ biến hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng kythuatthietbi.com tìm hiểu ngay nội dung bài viết bên dưới này để có câu trả lời cho chính mình nhé!
Đá mài là gì?
Đá mài là một sản phẩm luôn gắn kèm các loại máy mài, đây là một sản phẩm quen thuộc sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, xây dựng, gia công cơ khí và thủ công mỹ nghệ…Thường thì những loại đá mài này đều được sản xuất từ các hạt mài được làm từ cao su, gốm, đá… cùng với chất kết dính. Đây cũng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vật liệu để hoàn thành công việc của máy mài.
Các loại đá mài thông dụng hiện nay
Để phân loại đá mài, người ta dựa vào các yếu tố như kích thước, vật liệu, công dụng và chia chúng thành những loại như sau:
Phân loại dựa theo vật liệu của đá mài
Dựa vào vật liệu mài người ta chia chúng làm 3 loại phổ biến là:
- Đá mài thép: Dòng này được làm chủ yếu từ các hạt mài corindon, vậy nên sức công phá của chúng là rất lớn. Sản phẩm này chuyên dùng cho các công việc mài thô, mài bề mặt kim loại như: Sắt, thép, gang hay inox…
- Đá mài bê tông: Đúng với tên gọi là đá mài bê tông, những sản phẩm này chuyên được dùng để mài các bề mặt bê tông, sắt hoặc thép…có độ cứng cao.
- Đá mài hợp kim: Loại đá mài này được cấu tạo từ 1 phần hợp kim mỏng gắn trên một đĩa thép và công dụng của chúng là khả năng bào mòn vô cùng tốt. Sản phẩm này có thể mài được rất nhiều loại vật liệu siêu cứng như thép hợp kim để làm dao, thép hợp kim trong máy bay hoặc tàu vũ trụ…
Phân loại đá mài theo đường kính
Đá mài có rất nhiều đường kính khác nhau để phù hợp với từng công việc sử dụng trong đó phổ biến nhất phải kể đến:
- Đá mài 100mm: Thích hợp với các dòng máy mài có đường kính khoảng 100mm, thường dùng trong việc mài mòn các bề mặt vật liệu cơ bản dùng trong gia đình.
- Đá mài 150mm: Loại đá mài này thường được làm từ hạt mài A30R chuyên dùng cho công việc đánh bóng bề mặt và làm sạch các vết bẩn trên vật liệu cần mài vô cùng hiệu quả.
- Đá mài 200mm: Chuyên dùng cho công việc mài kim loại rất tốt đặc biệt là sắt thô, bê tông, thép…
- Đá mài 3m: Dòng sản phẩm đá mài này thường được làm từ hạt Cubitron II, những hạt này có độ cứng lớn vậy nên độ bền của đá mài rất cao, khả năng chịu nhiệt vô cùng tốt. Thường dùng trong các ngành xây dựng, sản xuất cơ khí…
Phân loại dựa theo kiểu mài
Dựa vào kiểu mài người ta phân loại đá mài thành 2 loại là đá dùng cho mài bóng và đá mài dùng cho mài mịn, cụ thể:
- Đá mài bóng: Công dụng chính của sản phẩm là làm bóng bề mặt các loại vật liệu từ gỗ cho đến kim loại, bê tông… Mang lại thẩm mỹ cao sản phẩm.
- Đá mài mịn: Những sản phẩm này có bề mặt rất mịn vậy nên thích hợp dùng cho các công việc loại bỏ vết bẩn trên vật liệu như tường, xe… Chuẩn bị trước cho công đoạn sơn hoặc phủ vecni lên mặt sản phẩm, tạo tính thẩm mỹ.
Cấu tạo của đá mài
Như đã nói ở bên trên, đá mài thường được làm từ các hạt mài và chất kết dính, mà hạt mài chính là thành phần quan trọng nhất của đá mài. Chất liệu tạo thành đá mài và hạt mài như sau:
- Hạt mài được cấu tạo từ gì: Hiện nay nguyên liệu chính tạo đá mài chủ yếu là từ Cacbon Silic (SiC) hoặc nhôm oxit (Al2O3), cao su, gốm và kim cương… cùng một vài hợp chất khác. Các hạt đá mài được chia ra làm 2 nhóm chính là hạt đá mài tự nhiên và hạt đá mài nhân tạo.
- Các loại chất kết dính được sử dụng trong đá mài: Như Bakelit hay cao su, chất kết dính vô cơ Keramzit hoặc là Vinahit. Công dụng của chúng là giúp cho các hạt đá mài kết dính với nhau một cách chắc chắn.
Tùy thuộc vào tỷ lệ pha trộn giữa hạt mài và chất kết dính sẽ tạo nên 2 loại đá mài khác nhau đó là:
- Đá mài cứng: Cấu trúc kết dính chặt chẽ, lúc này tỷ lệ hạt mài lớn hơn chất kết dính. Loại này chuyên dùng để cắt, mài các bề mặt vật liệu cứng như thép tôi, bê tông…
- Đá mài mềm: Cấu trúc đá mài xốp hơn vì tỷ lệ hạt mài chiếm phần trăm thấp hơn chất kết dính. Chúng được sử dụng để cắt, mài các bề mặt vật liệu mềm và dẻo như nhôm, đồng…
Mẹo chọn đá mài cầm tay tốt
Trên thị trường có rất nhiều dòng đá mài khác nhau để bạn lựa chọn. Tuy nhiên để chọn được một sản phẩm chất lượng, độ bền cao thì cần chú ý đến tỷ lệ hạt và chất kết dính của sản phẩm, cụ thể:
Tỷ lệ độ hạt mài có trong đá mài
Độ hạt mài hay còn được gọi là số lượng hạt mài có trong diện tích toàn bộ đá mài. Nếu như sản phẩm nào có hạt đá mài thấp thì tỷ lệ ăn mòn thấp, chỉ thích hợp để sử dụng trong việc mài thô và không quan tâm quá nhiều đến tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Trường hợp số lượng hạt mài lớn thì khả năng mài mòn rất tốt, chất lượng đá mài cũng cực tốt. Những sản phẩm này thích hợp sử dụng để mài các bề mặt đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
Chọn đá mài dựa vào độ kết dính
Độ kết dính đá mài chính là mức độ mạnh yếu của các liên kết giữa hạt mài bởi chất kết dính, trong đó:
- Đá mài có độ cứng các chất kết dính thấp: Loại này thường dùng trong việc mài thép cứng, các bề mặt vật liệu có diện tích mài lớn.
- Đá mài có độ cứng của keo cứng: Chuyên dùng trong việc mài, cắt thép mềm, các loại đá có tuổi thọ lớn…
Bài viết trên đây của kythuatthietbi.com đã vừa giải đáp chi tiết cho các bạn câu hỏi đá mài là gì? Có những loại đá mài phổ biến nào và cách chọn sản phẩm hiệu quả ra sao? Hy vọng rằng những chia sẻ ngày hôm nay của chúng tôi có ích cho bạn, giúp bạn tìm được một sản phẩm đá mài ứng ý.