Hạn mặn là gì? Tình trạng hạn mặn ở miền Tây ngày càng gia tăng

07/03/2024 30

Hàng năm vào mùa khô tại các tỉnh miền Tây luôn diễn ra hiện tượng hạn mặn trên các con sông, kênh mương hay đồng ruộng. Vậy hạn mặn là gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu hạn mặn ở miền Tây và tình trạng nhiễm mặn đã và đang ngày càng diễn ra với nhiều phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

Tìm hiểu về hạn mặn là gì?

Hạn mặn được biết đến là hiện tượng phổ biến tại các tỉnh miền Tây tiếp giáp với biển và đồng bằng sông Cửu Long. Hạn mặn được hiểu là hiện tượng nước hoặc đất có thành phần muối hòa tan. Khi nước biển xâm nhập vào sâu trong đất liền sẽ khiến hàm lượng muối tích tụ dần trong đất và nước vượt ngưỡng cho phép. Đồng thời, hạn hán kéo dài cũng khiến các tỉnh miền Tây bị thiếu nước sinh hoạt và trồng trọt, chăn nuôi trầm trọng.

Tình trạng hạn mặn kéo dài ở các tỉnh miền Tây vào mùa khô

Tình trạng hạn mặn kéo dài ở các tỉnh miền Tây vào mùa khô

Hàm lượng muối trong nước phổ biến là chất Natri clorua (NaCl. Đơn vị nước nhiễm mặn được tính ppmm hoặc ppt. Nước hoặc đất được coi là nhiễm mặn khi có hàm lượng từ 1.000 ppm đến 35.000 ppm. Hạn mặn được phân chia thành 3 cấp độ mặn: nước mặn ít, mặn trung bình, mặn nhiều.

Thời gian xuất hiện hạn mặn

Hạn mặn hay xâm nhập mặn sẽ hường xuất hiện vào mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 4, đầu tháng 5. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thời tiết từng năm mà có thể xuất hiện sớm hoặc muộn cũng như kết thúc sớm hoặc muộn.

Hạn mặn vào mùa khô bởi thời gian này lượng nước trên sống thấp sẽ không đủ để đẩy nước biển ra ngoài. Do vậy, nước biển dâng cao sẽ xâm nhập vào trong khiến cho nước ngọt và đất bị nhiễm mặn.

Tình trạng nhiễm mặn tại miền Tây

Tại những tỉnh giáp biển, nơi có độ cao thấp hơn so với mực nước biển như đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Mỹ Tho, Đồng Tháp, Cà Mau… thường diễn ra tình trạng nhiễm mặn.

Theo thống kê mới nhất năm 2024, các khu vực Thành phố Bến Tre, Mỹ Tho, lượng nước đã bị nhiễm mặn từ 2,2 đến 5 phần nghìn. Theo dự báo khoảng 1 tuần tiếp theo độ mặn sẽ tiếp tục tăng cao. Đặc biệt, tại khu vực phường 7, Bến Tre cách cửa biển lên tới 48km nhưng lượng nước cũng đã bị nhiễm mặn lên tới 10 phần nghìn.

Tình trạng hạn mặn lan rộng trong khu vực

Tình trạng hạn mặn lan rộng trong khu vực

Trên sông Tiền (Tiền Giang) mức độ mặn của nước đo được cũng đạt từ 2,2 đến 3,2 phần nghìn và được đánh giá cao hơn so với cùng kỳ của các năm trước. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 hộ dân xung quanh khu vực này và có thể sẽ tiếp tục lan rộng. Đặc biệt, khi các nhà máy xử lý nước tại các sông này đã phải dừng hoạt động và lấy nước sạch từ các nhà máy trên thượng nguồn để cung cấp cho người dân.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, mức độ nhiễm mặn trong mùa khô năm năm sẽ xâm nhập và kéo dài hơn so với các năm trước. Trước đó, hạn mặn cũng đã xâm nhập đến các hệ thống sông rạch trên Bến Tre, sông Cái Lớn – Cái Bé…

Hệ quả của hạn mặn miền Tây

Hạn mặn diễn ra mang đến những ảnh hưởng tiêu cực, gây thiệt hại rất lớn cho người dân của các tỉnh miền Tây. Bạn có thể tìm hiểu những hậu quả khi nước và đất bị nhiễm mặn:

Ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày

Người dân sẽ gặp khó khăn khi tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng, nhất là đối với những khu vực chưa có hệ thống nước sạch. Con người không thể dùng nước nhiễm mặn phục vụ cho các nhu cầu như vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ bởi nước mặn gây ảnh hưởng đến các vật chứa nước, quần áo do tính ăn mòn cao. Đồng thời, khi điều kiện vệ sinh kém như thiếu nước sạch cũng có thể gây nên bùng phát những dịch bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết…

Ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng và vật nuôi

Cây trồng và vật nuôi cũng là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề khi nhiễm mặn tăng cao và xâm nhập sâu trong đất liền. Người dân cũng không thể sử dụng nước bị nhiễm mặn để tưới cho cây trồng. Khi đó, người dân sẽ mất chi phí để xây dựng những hồ chứa nước ngọt hay mua nước ngọt để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

Ảnh hưởng nước bị nhiễm mặn khiến cá chết hàng loạt

Ảnh hưởng nước bị nhiễm mặn khiến cá chết hàng loạt

Dưới đây là một số ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn, đất mặn lên cây trồng vật nuôi:

  • Diện tích lúa, đất canh tác nông nghiệp, thủy hải sản bị thu hẹp do đất nhiễm mặn lan rộng.
  • Nước nhiễm mặn sẽ làm phá hủy cấu trúc của đất khiến rễ cây không phát triển, giảm khả năng thẩm thấu và thoát nước trong đất.
  • Đất nhiễm mặn sẽ gây nên hiện tượng thiếu khí làm cho cây trồng không thể phát triển.
  • Khi dùng nước nhiễm mặn tưới cây sẽ gây sốc mặn xuất hiện các hiện tượng như rụng lá, rụng trái và chết cây từ từ.
  • Khi nước mặn xâm nhập sâu sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng nguồn nước ngầm gây thiếu hụt nước trầm trọng.

Xem thêm: Công thức tính độ ẩm đất và bảng tra độ ẩm của đất chi tiết

Người dân không thể sử dụng nước mặn cho các hoạt động sinh hoạt hoặc tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản thông thường được. Vì thế xâm nhập mặn hay nhiễm mặn còn được gọi là hạn mặn ở miền Tây. Người dân và cơ quan chức năng luôn đề ra các giải pháp để phòng chống hạn mặn, hạn chế các tác hại đến cuộc sống và  cây trồng, vật nuôi.