Tiêu chuẩn độ mặn trong nước sinh hoạt, tưới tiêu và thủy sản
09/03/2024 186
Nước là một trong những yếu tố không thể thiếu của con người, cây trồng hay thủy hải sản. Tuy nhiên, ở những vùng ven biển thường hay bị nhiễm mặn sẽ có những tác động đến con người và kinh tế nông nghiệp. Chính vì vậy, bạn sẽ cần biết tiêu chuẩn độ mặn trong nước sinh hoạt, tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản là bao nhiêu để đảm bảo tốt nhất. Bạn hãy cùng kỹ thuật thiết bị tham khảo ngay dưới đây.
Tiêu chuẩn độ mặn trong nước sinh hoạt
Những khu vực ven biển của Việt Nam thường xuyên gặp những tình trạng như hạn mặn và nhiễm mặn. Đặc biệt, tình trạng nhiễm mặn khiến cho nước sinh hoạt luôn vượt ngưỡng cho phép ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
Nước sinh hoạt bị nhiễm mặn sẽ khiến bạn không thể dùng cho các hoạt động như uống, nấu ăn vì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nước nhiễm mặn cao còn nhanh làm hỏng quần áo, đồ đạc, bình chứa do có tính ăn mòn cao.
Do vậy, khi bắt đầu đến giai đoạn nhiễm mặn trong khu vực, bạn chú ý kiểm tra nồng độ mặn trong nước. Vậy tiêu chuẩn độ mặn trong nước sinh hoạt bao nhiêu là được?
Theo tiêu chuẩn QC 01 của Bộ Y Tế, tiêu chuẩn độ mặn trong nước ăn uống và sinh hoạt sẽ ở mức 250mg/l đối với khu vực bình thường. Với những khu vực ở hải đảo, ven biển sẽ có mức tiêu chuẩn độ mặn nước sinh hoạt là 300mg/l trở xuống.
Theo đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những thiết bị đo để kiểm tra mức độ mặn trong nước tại nhà. Bạn có thể sử dụng máy đo độ mặn, bút đo độ mặn để đo nhanh, dễ dùng mà đảm bảo kết quả chính xác.
Xem thêm: Hạn mặn là gì? Tình trạng hạn mặn ở miền Tây ngày càng gia tăng
Tiêu chuẩn độ mặn của nước tưới cây
Ngoài việc tìm hiểu tiêu chuẩn độ mặn nước sinh hoạt, bạn cũng cần xác định mức độ mặn của nước là bao nhiêu thì có thể dùng trong tưới tiêu nông nghiệp? Câu trả lời như sau: Tùy vào từng loại cây và địa hình hay đặc điểm của đất trồng thì bạn sẽ xác định được lượng muối hòa tan phù hợp để tưới cây và phát triển tốt nhất.
Bạn cũng có thể tham khảo tiêu chuẩn độ mặn cho nước tưới tiêu phù hợp với một số loại cây:
- Nhóm cây trồng ăn lá, thanh long: tiêu chuẩn độ ẩm thấp hơn 1g/l tức là 1‰.
- Đối với nhóm cây chịu mặn yếu như lúa, ngô, cam, quýt, đậu: tiêu chuẩn độ mặn tối đa 2g/l tức 2‰.
- Nhóm cây chịu mặn mức trung bình như cà chua, bí, chuối, bầu, ớt, bưởi, chanh: độ mặn tối đa từ 2 – 4 g/l tức 2 – 4‰.
- Nhóm cây trồng chịu mặn tốt như xoài, mãng cầu xiêm, sapo, dừa: tiêu chuẩn độ mặn tối đa từ 3 – 8g/l tức 3 – 8‰.
Ví dụ, tiêu chuẩn độ mặn của nước tưới tiêu cho những cây có khả năng chịu mặn kém như mai, sầu riêng hay măng cụt sẽ là khoảng dưới 0.5 ‰ đơn vị tính ppt hoặc 1013uS. Do đó, bạn sẽ cần chú ý kiểm tra chính xác mức độ mặn của nước trước khi tưới để đảm bảo cây không bị kém phát triển hoặc chết.
Như vậy, nước tưới cây bị nhiễm mặn sẽ khiến cây khó phát triển, thậm chí là chết cây. Chính vì vậy, bạn sẽ cần nắm rõ mức độ nhiễm mặn trong nước trước khi dùng để tưới tiêu.
Tiêu chuẩn độ mặn trong nước nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, bạn cũng cần nắm được tiêu chuẩn độ mặn cũng như độ pH, nhiệt độ để đảm bảo vật nuôi phát triển tốt nhất và chất lượng cao. Khi độ mặn trong hồ nuôi vượt quá so với sức chịu đựng của thủy sản sẽ khiến chúng khó phát triển, khó sống và chết.
Dưới đây là một số chỉ tiêu độ mặn nước nuôi thủy sản.
- Nhóm các loại cá hô, mè, hồi sống được trong môi trường có độ mặn nhỏ hơn 4‰.
- Nhóm các loại cá như rô phi, nâu, chẽm, sặc, tra phù hợp sống trong môi trường nước có độ mặn từ 5-10‰.
- Nhóm các loại tôm cá chịu mặn tốt như tôm sú, tôm thẻ chân trắng… 10 – 25‰.
Bên cạnh đó, thời tiết cũng thường xuyên biến đổi phúc tạp khiến cho tình trạng nhiễm mặn diễn ra lâu hơn cũng như nặng nề hơn. Bởi vậy, khi bạn đang nuôi thủy sản cần hết sức chú ý đến mức độ mặn trong nước để đảm bảo tạo môi trường sống thuận lợi cho chúng phát triển.
Cách xác định độ mặn trong nước sinh hoạt
Sau khi tìm hiểu chi tiết về độ mặn trong nước, bạn cũng có thể tham khảo cách đo độ mặn trong nước sinh hoạt, tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản đơn giản bằng việc sử dụng các thiết bị đo độ mặn.
Mỗi dòng máy sẽ có những bước khác nhau, tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các bước đo độ mặn cơ bản như sau:
- Bước 1: Bạn lấy mẫu nước cần đo vào cốc sạch.
- Bước 2: Bạn tiến hành bật máy, nhúng đầu chứa điện cực vào cốc nước cần đo.
- Bước 3: Bạn đọc kết quả hiển thị trên màn hình.
- Bước 4: Bạn vệ sinh lại đầu điện cực và bảo quản máy đúng cách.
Sau khi có được kết quả, bạn sẽ cần đối chiếu với tiêu chuẩn độ mặn của từng nước phục vụ cho các mục đích khác nhau. Nếu mức độ mặn trong nước vượt quá cho phép bạn cần dừng sử dụng hoặc có các biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng nước.
Tổng hợp tìm hiểu những tiêu chuẩn độ mặn trong nước sinh hoạt, tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết. Từ đó, bạn có thể sử dụng nguồn nước ngọt an toàn, đúng cách tốt cho gia đình, cây trồng và vật nuôi.