Xâm nhập mặn ở miền Tây giảm dần từ tháng 4?
26/03/2025 18
Theo viện khoa học thủy lợi miền Nam, dòng chảy từ thượng lưu về ĐBSCL gia tăng mạnh trong những ngày cuối tháng 3 khiến xâm nhập mặn giảm nhanh ở các cửa sông. Điều này giúp nước ngọt xuất hiện thường xuyên, thuận lợi cho việc lấy nước sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, kịch bản này liệu có tiếp tục cho đến hết tháng 4 hay còn đợt xâm nhập mặn nào khác? Hãy cùng kythuatthietbi.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Thực trạng xâm nhập mặn ở miền Tây
Theo báo cáo của bộ Nông nghiệp và Môi trường, xâm nhập mặn ở miền Tây trong mùa khô 2024-2025 thực tế cao hơn trung bình nhiều năm, tuy nhiên không nghiêm trọng như các năm 2015 – 2016, 2019 – 2020.
Từ đầu tháng 3 đến 15/3, xâm nhập mặn có sự gia tăng nhẹ theo kỳ triều cường, tùy theo từng nhánh sông. Ranh mặn 4g/l ở các cửa sông Cửu Long đã xuất hiện từ 42-60km, ảnh hưởng trực tiếp đến việc lấy nước tại nhiều khu vực. Cụ thể như sau:
-
Cửa sông Cửu Long:
-
Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Xâm nhập mặn ảnh hưởng từ 40-42km.
-
Sông Hàm Luông: Xâm nhập mặn ảnh hưởng từ 58-60km.
-
Sông Cổ Chiên: Xâm nhập mặn ảnh hưởng từ 45-48km.
-
Sông Hậu: Xâm nhập mặn ảnh hưởng từ 45-47km.
-
-
Sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây): Xâm nhập mặn ảnh hưởng từ 65-70km.
Từ khoảng sau ngày 15/3 đến cuối tháng 3, dòng chảy về thượng lưu ĐBSCL gia tăng mạnh, xâm nhập mặn ở các cửa sông giảm nhanh. Các khu vực cách biển trở vào từ 30-40km có khả năng xuất hiện nước ngọt thường xuyên.
Hạn mặn miền Tây bắt đầu giảm từ tháng 4?
Trước tình hình này, liệu có phải hạn mặn miền Tây sẽ bắt đầu giảm từ tháng 4? Theo dự báo, sau những đợt mặn cao điểm vừa qua tình trạng xâm nhập mặn sẽ có xu hướng giảm dần từ tháng 4 trở đi. Tuy nhiên, mức độ giảm cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng mưa, chế độ thủy văn và việc điều tiết nước từ thượng nguồn sông Mê Kông.
Đặc biệt, người dân cần lưu ý trong các ngày 22 đến 28/4 và từ ngày 7 đến 12/5, xâm nhập mặn có thể quay trở lại và lên đến đỉnh điểm. Bà con và chính quyền cần có biện pháp ứng phó phù hợp để bảo vệ sản xuất và đời sống.
Giải pháp nào để ứng phó nếu hạn mặn tăng cao
Hạn mặn nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nhiều vùng canh tác bị thiệt hại do cây trồng không thể chịu được độ mặn cao, trong khi nước sinh hoạt trở nên khan hiếm, khiến người dân gặp khó khăn. Đặc biệt, nuôi trồng thủy sản cũng bị tác động mạnh do sự thay đổi độ mặn đột ngột làm tôm, cá suy yếu hoặc chết hàng loạt.
Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số giải pháp như sau:
-
Chủ động giám sát độ mặn trong nước: Bạn có thể sử dụng máy đo độ mặn để kiểm tra chất lượng nước trước khi sử dụng cho tưới tiêu hoặc sinh hoạt, đảm bảo độ mặn ở trong mức phù hợp. Một số model phố biến với giá thành không quá cao bạn có thể lựa chọn như: Total Meter SA1397, Total Meter SA287, Total Meter RHS-10,…
-
Tích trữ và sử dụng nước ngọt hợp lý: Xây dựng bể chứa nước mưa, ao trữ nước ngọt để dùng trong mùa khô. Ngoài ra, người dân có thể sử dụng các loại túi trữ nước, hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt.
-
Điều chỉnh phương án canh tác: Chuyển đổi cây trồng sang những loại chịu hạn, chịu mặn tốt như lúa ST24, ST25, dừa, xoài, khóm…
-
Triển khai các công trình ngăn mặn: Hiện nay, nhà nước đang từng bước có những chính sách xây dựng đê bao, cống kiểm soát mặn tại các vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhìn chung, việc chủ động theo dõi và có biện pháp kịp thời sẽ giúp người dân nắm được tình hình hạn mặn thực tế cũng như hạn chế ảnh hưởng xâm nhập mặn đến đời sống sinh hoạt. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về hạn mặn miền Tây tháng 4. Đừng quên theo dõi kythuatthietbi.com để cập nhật những tin tức mới nhất về chủ đề này!