Cách sửa máy mài cầm tay an toàn, chuẩn kỹ thuật

23/08/2023 65

Hãy tham khảo nội dung bài viết của kythuatthietbi.com về cách sửa máy mài cầm tay đơn giản và đúng kỹ thuật bên dưới đây để có thể tự xử lý khi cần thiết. Chúng tôi tin rằng với những hướng dẫn chi tiết trong bài viết, các bạn có thể khắc phục lỗi máy mài một cách nhanh chóng, để không làm gián đoán đến công việc, đừng bỏ lỡ nhé!

Các lỗi thường gặp và cách sửa máy mài cầm tay

Để có thể khắc phục lỗi khi sử dụng máy mài các bạn cần phải biết được nguyên nhân gây ra những lỗi đó. Tuy nhiên đây chỉ là những hướng dẫn cơ bản, khi máy bị hư hỏng nhẹ bạn có thể tự khắc phục tại nhà. Trong trường hợp nặng hơn cần phải mang đến các cơ sở sửa chữa uy tín. Bên dưới đây chính là những lỗi thường gặp và bạn có thể tự xử lý được:

Máy mài cầm tay bị nóng

Nguyên nhân: Là do bạn đã sử dụng máy thiết bị trong thời gian dài, điều này sẽ khiến cho động cơ máy hoạt động quá tải dẫn đến nóng và ảnh hưởng đến phần nhựa bên ngoài. Cũng có thể là do bạn làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao hoặc các tia lửa làm máy mài hoạt động với công suất lớn hơn cũng gây ra hiện tượng máy mài bị nóng.

Máy mài cầm tay bị nóng

Cách sửa máy mài cầm tay khi bị nóng

Cách khắc phục: Trong tình huống này các bạn cần dừng sử dụng máy, cho thiết bị tạm nghỉ từ 10 cho đến 15 phút hoặc lâu hơn. Sau đó khởi động lại và theo dõi xem tình trạng hoạt động của máy có tiếp tục bị nóng lên hay không.  Nếu như đã để máy nghỉ mà vẫn còn nóng thì hãy mở máy ra và kiểm tra phần dây quấn cùng động cơ có vấn đề gì không? Nếu như nhận thấy có dấu hiệu bất thường thì nên tắt máy mài và đem ra hiệu sửa chữa.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số dòng máy của thương hiệu Makita cao cấp. Những dòng sản phẩm này được trang bị công nghệ tự động ngắt khi máy hoạt động quá tải tránh tình trạng nóng máy xảy ra rất tiện lợi.

Máy mài bị yếu

Nguyên nhân:  Có 2 nguyên nhân gây ra hiện tượng này là đo động cơ bên trong thiết bị đang xuất hiện vấn đề cần tháo ra và kiểm tra ngay. Lý do thứ 2 là do bạn không kết nối máy mài vào dòng điện 220V mà kết nối vào dòng điện yếu hơn sẽ dẫn đến tình trạng máy hoạt động bị yếu hơn so với bình thường.

Cách khắc phục: Với nguyên nhân đầu tiên bạn cần mở máy ra xem bộ phận nào đang xuất hiện lỗi để tiến hành xử lý hoặc thay mới. Còn với nguyên nhân do dòng điện thì hãy kiểm tra xem máy mài đã được kết nối với dòng điện 220V chưa, nếu chưa thì nên thay đổi dòng điện để sản phẩm hoạt động được khỏe hơn.

Máy mài cầm tay bị đánh lửa

Nguyên nhân: Các dòng máy mài sử dụng động cơ chổi than sau một khoảng thời gian sử dụng thường xảy ra hiện tượng đánh lửa hoặc có các âm thanh lộp bộp phát ra. Lý do xuất hiện tình trạng này là roto, stato hay chổi than đang gặp vấn đề.

Máy mài cầm tay bị đánh lửa

Cách sửa máy mài cầm tay khi bị đánh lửa

Cách sửa: Đầu tiên hãy tiến hành mở máy để kiểm tra các bộ phận như chổi than, roto và stato. Trong trường hợp hết than thì nên thay than mới, nếu như lỗi do phần Stato thì các bạn cần tiến hành kiểm tra thật kỹ phần dây đồng xem chúng có bị chập hay đứt không.

Với lỗi của Stato thì cần dùng đến đồng hồ đo vạn năng để xác định. Trường hợp 2 dây thông với nhau thì tuyệt đối không được nối vào, nếu bạn không xử lý được có thể đến các trung tâm sở chữa được nhân viên chuyên nghiệp giúp bạn khắc phục.

Máy mài góc bị rung

Nguyên nhân: Máy mài bị rung có thể đến từ 1 trong 3 vòng bi của sản phẩm. Như chúng ta đã biết, cấu tạo máy mài góc sẽ có 3 vòng bi trong đó có 1 vòng nằm ở phần cổ của thiết bị, 2 vòng còn lại lần lượt nằm ở các vị trí khác là thân và đuôi. Khi sử dụng mà máy mài rung hay kiểm tra 3 vòng bi này.

Cách sửa: Đầu tiên hãy dùng tay của các bạn rung lắc thật mạnh đĩa của thiết bị, nếu như phát hiện nó bị rung thì nguyên nhân là do vòng bi phía trong trục máy hỏng. Muốn kiểm tra kỹ hơn thì tiến hành tháo máy và kiểm tra từng vòng bị một, tiến hành thay mới các vòng bị hỏng là được.

Máy mài góc bị rung

Khắc phục tình trạng lỗi máy mài bị rung

Lưu ý: Khi mở máy cần sử dụng bộ dụng cụ mở bạc đạn chuyên dụng cho máy mài chính hãng. Tuyệt đối không được tự ý mở ra mà không có dụng cụ và kỹ thuật chuyên nghiệp vì như vậy khả năng làm hư hại linh kiện bên trong là rất cao.

Máy mài không vào điện

Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy mài không vào điện hay bị rò điện, cụ thể:

  • Do người sử dụng: Có thể là vì bạn đã quên lắp pin hay cắm nguồn điện kết nối với máy mài. Cũng có thể là do nguồn điện kết nối có vấn đề hoặc do hết pin (với máy mài dùng pin).
  • Lý do thứ 2: do động cơ của máy mài đã bị cháy hoặc pin bị hỏng hóc nặng nề.

Cách khắc phục: Hãy kiểm tra dây dẫn và nguồn điện của bạn xem có bị rò hay hỏng hóc gì không? Với dòng máy dùng pin thì kiểm tra xem đã lắp pin hay chưa hoặc pin còn điện không. Trong trường hợp do động cơ máy bị hỏng, pin cũ hư hại thì nên mang đến các cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp để xử lý.

Đĩa mài bị vỡ, sứt mẻ

Nguyên nhân: Do các bạn dùng loại đĩa mài kém chất lượng dẫn đến dễ vỡ, mẻ trong quá trình sử dụng. Hoặc trong quá  trình sử dụng bạn tác động lực quá mạnh lên máy mài dẫn đến đĩa mài bị vỡ, nứt…

Cách khắc phục: Nên sử dụng đĩa mài chính hãng, chất lượng mua tại các cơ sở uy tín. Trong quá trình sử dụng nên khéo léo dùng lực, không được tác động lực quá mạnh, bất ngờ lên sản phẩm.

Công tắc máy mài bị kẹt

Nguyên nhân: Công tắc máy mài bị kẹt có thể là do bị bám bụi lâu ngày không được vệ sinh hoặc do công tắc đã bị hỏng.

Công tắc máy mài bị kẹt

Lỗi công tắc máy mài bị kẹt và cách khắc phục

Cách khắc phục: Trường hợp bị bám bụi lâu năm thì nên vệ sinh công tắc thật kỹ. Nếu như vệ sinh xong mà công tắc vẫn không hoạt động được thì nên thay công tắc mới để đảm bảo cho quá trình sử dụng.

Một số lưu ý khi sửa máy mài cầm tay

Trong quá trình tự sửa máy mài cầm tay các bạn cần phải lưu ý đến những vấn đề dưới đây để đảm bảo cho bản thân và những người xung quanh:

  • Với các sản phẩm máy mài chạy điện thì ngắt kết nối với nguồn điện trước khi tiến hành sửa chữa, kiểm tra, còn với máy mài dùng pin thì nên tháo pin ra trước.
  • Với các dòng máy mài khí nén thì cần phải tiến hành đóng van khí, mở van lọc khí sau đó hãy gắn các van điều khiển không khí trước khi kiểm tra và sửa chữa.
  • Nhớ thực hiện các  bước kiểm tra ngắt kết nối nguồn điện, pin xả khí nén và dừng các hoạt động của sản phẩm trước khi sửa máy mài cầm tay. Nếu như bỏ qua bước này khả năng gây thương vong cho người sử dụng và những người xung quanh là rất cao.
  • Các trường hợp máy bị lỗi, hư hỏng nặng cần mang đến các cửa hàng, đại lý chính hãng để nhân viên sửa chữa chuyên nghiệp xử lý cho bạn.

Vừa rồi là những chia sẻ về các lỗi và cách sửa máy mài cầm tay cơ bản mà kythuatthietbi.com muốn chia sẻ đến các bạn. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức ngày hôm nay sẽ giúp bạn nắm rõ các lỗi máy mài thường gặp, từ đó có thể tự mình xử lý tình huống nhanh chóng, hiệu quả.