Hướng dẫn cách sử dụng thước panme điện tử đơn giản, dễ làm

09/09/2023 72

Panme là thiết bị quen thuộc trong ngành cơ khí, vậy những ai làm việc trong ngành này đều biết cách sử dụng thước Panme điện tử đúng kỹ thuật. Tuy nhiên với những người mới tìm hiểu về dụng cụ này thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn trong việc sử dụng thiết bị này thì đừng bỏ qua nội dung dưới đây của Kythuatthietbi.com nhé!

Tìm hiểu các phím chức năng của panme điện tử

Xét về công dụng thì Panme điện tử được chia thành 3 loại gồm: Panme điện tử đo ngoài, Panme điện tử đo trong và panme đo lỗ điện tử. 2 dụng cụ đo ngoài và đo trong có cấu tạo giống nhau chỉ khác nhau ở bộ phận mỏ đo.

Tìm hiểu các phím chức năng của panme điện tử

Các phím chức năng quan trọng của Panme điện tử

So với các dòng Panme cơ khí thì dụng cụ này được trang bị màn hình LCD lớn, cho kết quả hiển thị rõ nét và chính xác. Để sử dụng được thiết bị này các bạn cần nắm được công dụng của các nút chức năng của nó như:

  • Nút Origin: Đây là nút dùng để thiết lập các cài đặt gốc, lúc này màn hình hiển thị sẽ về điểm chuẩn 0.
  • Nút ZERO/ABS: Công dụng của nút này là để cài đặt điểm đo cho vật liệu cần kiểm tra.
  • Nút On/Off: Đây chính là nút khởi động và tắt dụng cụ đo.
  • Nút mm/in: Có chức năng chuyển đổi đơn vị đo từ (m) sang (inch) và ngược lại.
  • Nút Hold: Chức năng lưu trữ dữ liệu.

Tùy vào nhà sản xuất mà một số thước Panme sẽ được trang bị thêm các nút chức năng khác. Lúc này điều bạn cần làm là đọc kĩ tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết công dụng của chúng, giúp các thao tác trở nên đơn giản, nâng cao hiệu suất đo lường.

Xem thêm: Công dụng của thước cặp và ứng dụng của nó trong đời sống

Cách sử dụng thước panme điện tử

Để sử dụng thước Panme đúng kỹ thuật bạn cần tiến hành chuẩn bị trước các vấn đề sau: Chuẩn bị vật cần đo, vệ sinh thật kỹ Panme và vật đo, đảm bảo mỏ đo và vị trí tiếp xúc với vật cần đo được vệ sinh sạch sẽ. Nếu có đế kẹp dụng cụ thì nên dùng để kết quả đo được chính xác nhất.

Ngoài ra bạn cũng cần phải tiến hành kiểm tra thước đo xem có bị sứt mẻ, bị mòn hay lỗi gì không. Bởi nếu Panme bị mòn hay sứt mẻ sẽ cho kết quả không chính xác. Sau khi kiểm tra xong thì tiến hành thực hiện theo quy trình bên dưới đây:

Bước 1: Khởi động thước đo Panme và cài đặt điểm chuẩn “0”

Tay trái bạn cầm Panme (nên cố định trên đế kẹp panme để đảm bảo chính xác), tay phải lúc này tiến hành xoay núm vặn ở vị trí đuôi của dụng cụ sao cho 2 mỏ đo chạm vào nhau là được. Tiếp đến bạn đặt 2 đầu của thiết bị đo xung quanh nhau.

Khởi động thước đo Panme và cài đặt điểm chuẩn “0”

Hướng dẫn khởi động Panme và cài đặt điểm chuẩn

Thực hiện xong thao tác này bạn bấm và giữ phím ORIGIN khoảng 3s lúc này bạn sẽ nhìn thấy màn hình hiển thị về 0.00mm. Điều này có nghĩa là bạn đã cài đặt điểm chuẩn “0” cho thước xong.

Bước 2: Thiết lập chế độ đo tương đối hoặc tuyệt đối

Chọn mm/inch tùy vào nhu cầu đo của bạn, rồi mới tiến hành thiết lập chế độ do tuyệt đối hoặc tương đối cho Panme, trong đó:

Thiết lập chế độ đo tương đối hoặc tuyệt đối

Hướng dẫn cách đo bằng chế độ tương đối và tuyệt đối

  • Đo tuyệt đối: Đây là chế độ đo tính điểm chuẩn là “0”, vậy nên bạn có thể trực tiếp đo luôn sau khi nhấn giữ nút Origin.
  • Đo tương đối: Đây là cách đo bạn chọn một kích thước chuẩn làm điểm “0”, ví dụ chọn 50mm làm chuẩn “0”, lúc này ta tiến hành đo như sau. Tiến hành thiết lập lại điểm 0 cho thước, sau đó di chuyển thước đến màn hình hiển thị 50mm. Tiếp đến bạn nhấn giữ nút ZERO/ABS khoảng hơn 3s sao cho nhìn thấy góc trên bên trái màn hình LCD mất đi chữ INC. Trong trường hợp này khi tiến hành đo mà kích thước lớn hơn 50mm thì giá trị lớn hơn là số dương, nhỏ hơn sẽ là số âm.

Bước 3: Tiến hành đo

Sau khi thực hiện xong bước 2 bạn tiến hành mở khóa hãm, tiếp đó xoay núm vặn để mở hàm đo. Lúc này bạn có thể đặt phôi cần kiểm tra vào bên trong (nếu là Panme điện tử đo ngoài). Hoặc bạn đặt mỏ đo của dụng cụ vào trong vật thể cần đo (nếu là Panme đo trong).

Tiến hành đo

Cách đo bằng thước panme

Tiếp theo các bạn xoay nhẹ núm vặn ở vị trí cuối Panme cho đế khi 2 mỏ đo của dụng cụ đo tiếp xúc với vật cần đo đến khi nghe thấy bánh cóc kêu một tiếng “tách” thì dừng lại. Bạn cần đảm bảo 2 đầu đo phải đặt vuông góc với bề mặt của phôi.

Bước 4: Đọc kết quả đo

Cuối cùng hãy khóa đai ốc lại để đảm bảo kết quả đo không bị ảnh hưởng bởi xê dịch. Khi thiết bị đo xong kết quả sẽ hiển thị trên màn hình LCD, bạn chỉ cần đọc kết quả và lưu trữ hoặc ghi lại dữ liệu là xong.

Các lưu ý khi sử dụng Panme điện tử

Để kết quả đo được chính xác, khi sử dụng Panme các bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

Các lưu ý khi sử dụng Panme điện tử

Những lưu ý khi sử dung Panme bạn cần nắm được

  • Không đo vật đang quay: Trước khi đo đồ vật hãy đảm bảo là nó đứng im.
  • Vệ sinh vật cần đo, thước đo: Trước khi tiến hành các thao tác đo bạn cần đảm bảo bề mặt phôi và thước đo Panme dược vệ sinh thật kỹ, không có bụi bẩn, hay vật bám lại…
  • Trong khi đo: Tuyệt đối không vặn trực tiếp ống vặn của thước phụ để mỏ đo ép chặt vào bề mặt vật cần đo. Đặc biệt hạn chế việc lấy thước ra khỏi vị trí đo trước khi đọc xong kết quả.
  • Sau khi sử dụng thước đo Panme: Sau khi dùng xong cần lau chùi thước Panme bằng rẻ lau sạch, bôi dầu cho mỏ neo siết vật càn hãm. Tiếp đó bạn nên đặt Panme vào đúng vị trí trong hộp, bảo quản nơi khô ráo. Tránh bụi bẩn, nơi ẩm ướt… sẽ khiến thiết bị nhanh hỏng, bị mài mòn…

Vừa rồi là những hướng dẫn cách sử dụng thước Panme điện tử chi tiết mà Kythuatthietbi.com muốn chia sẻ đến các bạn. Mong rằng những kiến thức trong bài viết này có ích với các bạn, nhất là với người dùng mới đang loay hoay không biết nên sử dụng dụng cụ này như thế nào?