Cách đo thông mạch bằng ampe kìm với 3 bước đơn giản
08/09/2023 226
Một trong những nguyên nhân thiết bị không có điện chính là mạch điện có thể đã bị đứt, không có nguồn điện. Vì vậy, bạn sẽ cần phải kiểm tra tình trang của mạch điện còn tốt không, có bị ngắt đoạn hay không? Khi đó, bạn có thể tham khảo ngay cách đo thông mạch bằng ampe kìm rất đơn giản, nhanh chóng mà an toàn.
Tìm hiểu về thông mạch là gì?
Thông mạch được hiểu đơn giản là một mạch điện, hệ thống mà dòng điện có thể đi qua được. Khi đó, đo thông mạch chính là kiểm tra xem tình trạng mạch điện đang được đóng hay mở, hoạt động có tốt không. Đồng thời, khi kiểm tra thông mạch sẽ giúp xác định được vị trí hỏng hóc của mạch hoặc dây điện cũng như các thiết bị điện.
Vậy khi nào nên kiểm tra thông mạch? Bạn có thể thực hiện đo thông mạch khi kiểm tra các thiết bị điện như cầu chì, dây điện, công tắc bóng điện, kiểm tra hoàn bộ mạch điện… Dưới đây là một số trường hợp cần kiểm tra thông mạch phổ biến:
- Kiểm tra dây dẫn điện, cáp sạc, dây kết nối có bị đứt hay không để tiến hành sửa chữa hoặc thay mới.
- Kiểm tra mạch dẫn để đánh giá tình trạng và tìm hiểu nguyên nhân hỏng hóc.
- KIểm tra mối hàn còn tốt hay không để đảm bảo khả năng dẫn điện ổn định.
- Kiểm tra các thiết bị điện để xác định nguyên nhân hỏng hóc và tiến hành sửa chữa.
Hiện nay, bạn có thể sử dụng nhiều thiết bị đo điện để thực hiện đo và kiểm tra thông mạch cho dây dẫn, thiết bị điện. Những đồng hồ đo được dùng phổ biến như ampe kìm, đồng hồ vạn năng.
Đây đều là những thiết bị đo chất lượng, hoạt động đa năng với khả năng làm việc linh hoạt, độ chính xác cao. Một số thương hiệu uy tín để bạn tham khảo như ampe kìm Hioki, ampe kìm Kyoritsu…
Xem thêm: Cách sử dụng ampe kìm đo dòng điện một chiều, xoay chiều
Cách đo thông mạch bằng ampe kìm
Ampe kìm được biết đến là đồng hồ đo điện đa năng khi đo được dòng điện AC/DC, đo điện trở, đo tụ điện, kiểm tra thông mạch… Ampe kìm có ưu điểm đo nhanh, các bước đơn giản với độ chính xác cao.
Bạn lưu ý nên chọn những thiết bị đo điện chất lượng có chức năng đo thông mạch. Một số sản phẩm đang được ưa chuộng hiện nay như: Hioki 3280-10F, Kyoritsu 2117R, Hioki CM3289, Kyoritsu 2056R
Tiếp theo, bạn có thể tham khảo các bước đo thông mạch bằng ampe kìm ngay dưới đây.
Bước 1: Bạn chuyển núm vặn sang thang đo có ký hiệu biểu tượng sóng âm thanh ))) . Lưu ý, một số ampe kìm sẽ tích hợp với các thang đo như điện trở, tụ điện. Khi đó, bạn ấn vào nút Select để chuyển về chế độ đo thông mạch sẽ được hiển thị trên màn hình.
Bước 2: Đối với kiểm tra mạch điện tại các ổ cắm, linh kiện điện tử bạn kết nối hai que đo với ampe kìm theo đúng màu quy định. Màu đen cắm vào jack chân COM màu đen (cực âm), màu đỏ cắm vào chân đo điện áp V (cực dương).
Nếu bạn muốn kiểm tra thông mạch của dây dẫn bạn chỉ cần chọn thang đo thông mạch tại bước 1. Tiếp đó, bạn mở gọng hàm và kẹp vào dây dẫn cần đo.
Bước 3: Khi ampe kìm có thông báo với tiếng bíp và kết quả hiển thị trên màn hình tức là thông mạch của dây hoặc linh kiện vẫn tốt. Ngược lại, nếu không có kết quả hoặc âm báo tức là mạch điện hoặc thiết bị đã hỏng. Khi đó, bạn sẽ cần kiểm tra mạch, dây tiếp để có phương án sửa chữa hiệu quả.
Xem thêm: Nên mua đồng hồ ampe kìm loại nào tốt, bán chạy nhất?
Lưu ý khi đo thông mạch bằng ampe kìm
Như vậy, Kỹ thuật thiết bị đã hướng dẫn bạn cách đo thông mạch bằng ampe kìm đơn giản, dễ thực hiện. Tiếp theo, bạn cũng cần nắm được một số lưu ý khi đo thông mạch bằng ampe kìm.
- Trước khi đo cần ngắt nguồn điện, đảm bảo không có điện trong các dây dẫn, thiết bị.
- Nếu đo thiết bị có tụ điện cần xả hết điện để tránh bị điện giật cũng như kết quả chính xác hơn.
- Nếu muốn kiểm tra chức năng đo thông mạch chỉ cần chọn thang đo thông mạch, chập hai đầu que đo lại có tiếng bíp nghĩa là hoạt động tốt.
- Nếu kiểm tra hai điểm trên mạch và có tụ ở giữa thì kết quả sẽ được thông báo bằng tiếng bíp ngắn.
- Khi đo thông mạch, đảo chiều kết nối que đo màu đỏ và đen vẫn có kết quả giống nhau.
Kythuatthietbi.com đã chia sẻ cách đo thông mạch bằng ampe kìm hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về quy trình đo và kiểm tra. Từ đó, bạn có thể dễ dàng xác định được nguyên nhân hỏng hóc để tiến hành sửa chữa chính xác vị trí gặp lỗi.