Micrometer – Panme là gì? Cấu tạo, công dụng của các loại thước panme

07/09/2023 295

Bài viết ngày hôm nay Kythuatthietbi.com muốn giới thiệu đến các bạn một sản phẩm thước đo quen thuộc với các kỹ sư cơ khí, đó chính là Panme. Vậy Panme là gì? Công dụng và cấu tạo của thiết bị này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời chính xác ngay trong nội dung bên dưới đây nhé!

Micrometer – Panme là gì?

Thước Panme hay Micrometer được biết đến là một dụng cụ đo lường sử dụng phổ biến trong các ngành cơ khí, sản xuất kính, đồ nhôm, nhựa… Panme có nhiều chủng loại với công dụng khác nhau: đo độ dày của các khối, đo độ sâu, đường kính trong, đường kính ngoài ngoài của các chi tiết, phôi…

Đây là thiết bị chuyên dụng để đo khoảng cách rất nhỏ, độ chuẩn xác lên đến 1/1.000 milimet, vậy nên chúng có nhiều ưu thế hơn các dụng cụ đo thông thường khác như thước kẹp. Tuy nhiên panme không có tính vạn năng như thước kẹp.

Cấu tạo của thước panme

Sau khi đã biết panme là gì? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về cấu tạo của thước đo này. Trên thực tế cấu tạo của Panme sẽ được cải tiến và thay đổi sao cho phù hợp với từng chức năng của sản phẩm, ví dụ như Panme dùng để đo bên trong, ngoài, đo độ sâu, đo lỗ… Hiện nay người ta còn tích hợp thêm màn hình điện tử để hiển thị kết quả đo rất tiện lợi.

Tuy công dụng khác nhau nhưng xét về cấu tạo cơ bản thì một thước đo Panme đều có những bộ phận giống nhau như:

Cấu tạo của thước panme

Panme có cấu tạo như thế nào?

  • Mỏ đo: Cấu tạo gồm có 2 phần chính là phần mỏ cố định và mỏ di động. Chức năng của bộ phận này đó là kẹp và cố định vật thể cần đo để có thể xác định chính xác kích thước.
  • Tay cầm: Đây là nơi người dùng có thể cầm nắm thước trong quá trình di chuyển hoặc đo lường.
  • Vít hãm: Đây là bộ phận dùng để cố định mỏ đo di động.
  • Thân thước chính: Trên thân thước sẽ được đánh dấu vạch cùng các chỉ số đo, trong đó vạch trên mỗi vạch cách nhau 1mm còn vạch dưới mỗi vạch cách nhau 0.5mm.
  • Thân thước phụ: Thước phụ hiển thị kết quả đo phần thập phân, trên thân cũng được đánh số và vạch như thân thước chính.
  • Núm vặn và tay xoay: Đây là bộ phận chuyên để di chuyển mỏ đo sao cho mỏ đo có thể kẹp chính xác với kích thước của vật thể.

Panme dùng để làm gì?

Mỗi loại Panme có công dụng chính khác nhau, bao gồm: đo kích thước bên ngoài, đo kích thước trong, đo lỗ, đo độ. Đây chính là thiết bị chuyên dụng dùng để đo lường đường kính của những đồ vật có dạng hình trụ hoặc ống. Do độ chính xác của panme được đánh giá là rất cao nên thiết bị được sử dụng để đo độ sâu của mũi khoan, thông số kỹ thuật các chi tiết piston, kích thước trục khuỷu và xi – lanh…

Ngoài ra thiết bị này còn có khả năng đo kích thước các đồ vật dạng hình học đối xứng kết hợp với cân kỹ thuật để đo khối lượng. Từ đó mà chúng ta sẽ tính được thể tích cùng khối lượng riêng của đồ vật. Bên cạnh đó Panme cũng được ứng dụng trong việc tính toán sai số của những phép đo trực tiếp hoặc gián tiếp.

Với công dụng đa dạng như vậy, Panme được ứng dụng rất nhiều trong các ngành nghề khác nhau như: Nghề mộc, ngành cơ khí chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học…

Xem thêm: Máy cắt là gì? Cấu tạo và các loại máy cắt cầm tay phổ biến

Các loại thước panme thông dụng

Nhu cầu sử dụng của người dùng ngày càng thay đổi, vậy nên các hãng sản xuất đã cho ra rất nhiều dòng thước đo panme để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Tùy vào cấu tạo, công dụng và đặc tính mà người ta chia Panme ra thành rất nhiều loại khác nhau. Trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào công dụng, dải đo, cách hiển thị…

Phân loại theo cách hiển thị kết quả đo

Dựa vào cách hiển thị kết quả đo hiện nay người ta chia thành các loại panme như sau:

 Chia theo cơ khí, điện tử, đồng hồ

Thước đo panme cơ khí

  • Thước đo Panme cơ khí: Đây là thiết bị đo panme cho ra kết quả bằng các vạch và số trên thân thước. Chỉ những ai biết được và hiểu ý nghĩa các chỉ số trên thước mới có thể xem hiểu kết quả.
  • Thước đo Panme điện tử: Đây là thước đo cho kết quả được hiển thị ngay trên màn hình điện tử. Vậy nên đây là thiết bị dễ sử dụng và đọc kết quả dễ dàng nhất.
  • Panme đồng hồ: Thước đo này cho kết quả hiển thị theo dạng kim đồng hồ và những vạch chia. Đây là loại thước đo panme có khoảng đo rộng.

Phân loại theo công dụng của panme

Bên cạnh cách phân loại theo kết quả hiển thị thì cách phân loại theo công dụng cũng rất phổ biến, dựa vào công dụng của thước sản phẩm sẽ được chia ra làm 3 loại chính như sau:

Panme đo trong

Panme dùng để đo đường kính bên trong đồ vật

  • Panme đo ngoài: Đây là thiết bị chuyên dùng để đo đường kính hoặc kích thước khác bên ngoài của đồ vật có dạng hình cầu, trụ, khối…
  • Panme đo trong: Thiết bị panme này có công dụng chính là đo đường kính bên trong của các vật có lỗ như Pít tông, các vật liệu hình trụ, mũi khoan…
  • Panme đo lỗ: Đây là thiết bị dùng để đo độ sâu của các đường rãnh, gối trục…

Phân loại theo dải đo

Dựa vào yếu tố dải đo, các loại thước panme đo trong/ngoài có dải đo phổ biến như: 0 – 25 mm, 25 – 50 mm, 50 – 75 mm, 75 – 100 mm, 100 – 125 mm, 125 – 150 mm… Riêng thước panme đo độ sâu sở hữu dải đo đa dạng hơn 2 loại kể trên.

 Phân loại theo dải đo

Phân loại panme theo dải đo

Phân loại theo độ phân giải

Dựa vào độ phân giải của sản phẩm người ta chia thiết bị này thành 2 loại chính là:

độ phân giải của panme

Panme được phân loại theo độ phân giải

  • Thước đo có độ phân giải 1/100 milimet.
  • Thước đo có độ phân giải 1/1000 milimet.
  • Thước đo panme có độ phân giải 1/10000 milimet.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà các bạn có thể chọn độ phân giải phù hợp. Thực tế các dòng thước đo panme đều có độ phân giải rất nhỏ, vậy nên kết quả đo ít có sự sai lệch.

Như vậy chúng ta đã vừa cùng nhau đi trả lời câu hỏi panme là gì? Cũng như biết được các thông tin liên quan đến cấu tạo, chức năng và phân loại của panme. Mong rằng những chia sẻ trên đây của kythuatthietbi.com sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về công cụ này.