Kính hiển vi là gì? Công dụng, phân loại và ứng dụng kính hiển vi
03/09/2023 108
Kính hiển vi là dụng cụ thường gặp trong các phòng thí nghiệm. Vậy kính hiển vi là gì? Có mấy loại kính hiển vi? Vai trò của kính hiển vi là gì? Hãy cùng Kỹ thuật thiết bị tìm hiểu ngay nhé!
Kính hiển vi là gì?
Kính hiển vi là gì? Kính hiển vi là thiết bị chuyên dụng dùng để quan sát các vật thể có kích thước rất nhỏ. Thiết bị có độ phóng đại từ 40 – 3000 lần tuỳ vào loại kính. Khả năng quan sát của kính được quyết định bởi độ phân giải.
Hình ảnh hiển vi của vật thể được phóng đại thông qua nhiều thấu kính. Hình ảnh được hiển thị trong mặt phỏng vuông góc với trục của thấu kính. Kỹ thuật quan sát bằng kính hiển vi còn được gọi là kỹ thuật hiển vi. Tên tiếng anh là microscopy.
Các loại kính hiển vi thông dụng hiện nay
Trên thị trường có nhiều loại kính hiển vi khác nhau. Người ta dựa vào nhiều yếu tố để phân loại kính hiển vi. Ví dụ như: công dụng, cấu trúc, kiểu dáng,…. Cụ thể như sau:
Phân loại kính hiển vi dựa vào công dụng
Dựa vào công dụng, chức năng thì kính hiển vi có những loại sau:
- Kính hiển vi sinh học: Kính hiển vi sinh học có hệ thống thấu kính ở mức cao hơn so với những loại kính phóng đại thông thường. Thiết bị kết hợp nhiều ống kính mục tiêu để tạo ra độ phóng đại cực cao. Kính hiển vi sinh học được dùng để quan sát tế bào, mô, vi khuẩn, vi sinh vật, tế bào máu, tế bào cây,…
- Kính hiển vi soi nổi: Đây là một trong các loại kính hiển vi phổ biến nhất hiện nay. Thiết bị có độ phóng đại tầm trung, được dùng để quan sát vật mẫu ở độ phóng đại thấp. Kính hiển vi soi nổi hỗ trợ quan sát hình ảnh 3 chiều của mẫu vật. Sản phẩm được dùng trong các công việc kiểm tra và sửa chữa linh kiện điện tử.
- Kính hiển vi điện tử: Kính hiển vi điện tử sử dụng các sóng electron được tăng tốc ở hiệu điện thế cao, từ vài chục kV đến vài trăm kV. Thiết bị có khả năng phóng đại mẫu lên hàng triệu lần, thường dùng để nghiên cứu chi tiết các cấu trúc nhỏ như tế bào, phân tử, nguyên tử…
Phân loại kính hiển vi dựa vào cấu trúc
Ngoài việc phân biệt kính hiển vi dựa vào công dụng, người ta còn phân chia kính hiển vi dựa vào cấu trúc. Bao gồm: kính hiển vi soi thẳng và kính hiển vi soi ngược.
- Kính hiển vi soi thẳng: Loại kính hiển vi quan sát vật mẫu từ trên xuống. Thiết bị được sử dụng để quan sát mẫu trên lam.
- Kính hiển vi soi ngược: Kính hiển vi soi ngược còn được gọi là kính hiển vi đảo ngược. Thiết bị có nguồn ánh sáng và tụ quang ở phía trên và bàn đặt mẫu ở phía dưới. Người dùng sẽ quan sát mẫu vật từ dưới lên. Kính soi ngược chuyên dùng để quan sát đối với mẫu vật, tế bào nuôi cấy trong đĩa,…
Ngoài các loại kính hiển vi trên, bạn còn có thể tham khảo thêm một số dòng sản phẩm khác như: Kính hiển vi phản pha, kính hiển vi cầm tay mini, các loại kính hiển vi quang học,…
Công dụng của kính hiển vi
Kính hiển vi là một công cụ phổ quang học hỗ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ. Công dụng của kính hiển vi có rất nhiều. Cụ thể như sau:
- Kính hiển vi có tác dụng hỗ trợ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Thiết bị giúp bạn nghiên cứu vi sinh, vi điện tử, nanophysics, công nghệ sinh học, nghiên cứu dược phẩm,…
- Kính hiển vi giúp phóng đại các mẫu sinh học mà mắt thường không nhìn thấy được. Thiết bị giúp phóng các mẫu vật như tế bào động thực vật, vi khuẩn,… Các hình ảnh soi phóng đại này sẽ phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của học sinh, sinh viên,…
- Dụng cụ này còn có công dụng soi nổi, phóng đại các bo mạch, linh kiện điện tử. Từ đó giúp người thợ sửa chữa có thể nhìn thấy những chi tiết nhỏ mà mắt thường khó có thể nhìn thấy được.
- Kính hiển vi có tác dụng quan sát, tìm kiếm các tế bào trong cơ thể, phục vụ cho y học.
- Thiết bị này có thể giúp bạn tìm kiếm và quan sát chi tiết các cổ vật, phục vụ cho ngành khảo cổ học.
Ứng dụng của kính hiển vi
Từ khái niệm kính hiển vi là gì và công dụng của kính hiển vi, ta đã thấy được những ứng dụng thực tế của thiết bị. Cụ thể, ứng dụng của kính hiển vi như sau:
Trong y học, khoa học
Kính hiển vi là thiết bị không thể thiếu khi quan sát, tìm kiếm những tế bào trong cơ thể con người. Nhờ vậy, nhà khoa học có thể phát hiện được những tế bào gây bệnh. Từ đó đưa ra những giải pháp điều trị phù hợp. Trong quá trình nghiên cứu điều trị bệnh, sản xuất thuốc, kính hiển vị cũng được ứng dụng rất nhiều.
- Trong lĩnh vực ung thư: Kính hiển vi giúp xác định được tế bào ung thư, cũng như môi trường nuôi cấy tế bào ung thư. Hỗ trợ việc phát triển phương pháp điều trị mới.
- Trong lĩnh vực tiết niệu và phụ khoa: Thiết bị này giúp kiểm tra, nhận định được vi sinh vật có trong lát mỏng và thể vẩn.
- Trong lĩnh vực da liễu: Dụng cụ này được dùng để kiểm tra, xác định vi sinh vật, soi da để kiểm tra, phát hiện kịp thời các tế bào (dùng chẩn đoán ung thư).
- Trong phẫu thuật: Kính hiển vi được ứng dụng trong các ca phẫu thuật khó, cắt bỏ tế bào siêu nhỏ, nha khoa. Thiết bị hỗ trợ bác sĩ quan sát rõ ràng trong quá trình phẫu thuật.
Trong nghiên cứu, học tập
Kính hiển vi cũng được gọi là thiết bị học tập trong trường học. Dụng cụ này phục vụ quá trình giảng dạy của giáo viên và quá trình nghiên cứu, học tập của học sinh, sinh viên. Ví dụ: Học sinh quan sát hình ảnh của các tế bào thực vật trong tiết sinh học.
Kính hiển vi là dụng cụ không thể thiếu trong các phòng nghiên cứu. Thiết bị giúp người dùng quan sát, hỗ trợ trong việc nghiên cứu tìm ra những sản phẩm mới, các tế bảo mới,..
Trong sản xuất, kinh doanh
Trong ngành sản xuất linh kiện, điện tử, đá quý,… kính hiển vi giúp quan sát những chi tiết cực nhỏ, đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu sản xuất. Thiết bị giúp bạn kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ví dụ như kiểm tra kim cương, đá quý, sản xuất vi mạch điện tử, sửa chữa linh kiện điện tử.
Trong khảo cổ, cổ vật
Như đã nói, kính hiển vi có tác dụng phóng đại. Thiết bị giúp bạn quan sát mẫu vật một cách chi tiết, cẩn thận. Loại kính này giúp nhà khoa học, nhà khảo cổ học có thể quan sát được các mẫu vật, các đường nét nhỏ nhất của cổ vật. Từ đó, nhà khảo cổ học có thể đưa ra được những đánh giá chính xác về cổ vật. Kính hiển vi còn có thể quan sát độ thật giả, quan sát các hóa thạch,…
Trong lĩnh vực môi trường
Kính hiển vi còn được ứng dụng trong lĩnh vực môi trường. Thiết bị giúp quan sát các mẫu nước. Từ đó, người kiểm tra có thể phát hiện được các vi sinh vật, các tế bào, các loại trùng, vi khuẩn,… Người quan sát sẽ đánh giá được chất lượng mẫu nước có đạt tiêu chuẩn hay không.
Bài viết đã giúp bạn hiểu được kính hiển vi là gì, cách phân loại và tác dụng của nó. Mong rằng thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng kính hiển vi chất lượng, vui lòng liên hệ tới Hotline 0904 810 817 (Hà Nội) – 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) hoặc truy cập website Thbvietnam.com để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!