Cách sử dụng máy thủy bình chi tiết nhất
22/09/2023 79
Máy thủy bình là công cụ hỗ trợ đắc lực trong xây dựng công trình xây dựng. Vì thế nếu biết cách sử dụng máy thủy bình sẽ giúp mọi người tiết kiệm thời gian cũng như có số liệu đo đạc chính xác hơn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ những hướng dẫn dùng máy thủy bình hiệu quả nhất.
Kiểm tra máy thủy bình
Để biết cách sử dụng máy thủy bình chính xác trước tiên cần đảm bảo thiết bị được hiệu chuẩn sẵn sàng làm việc. Cách kiểm tra thiết bị như sau:
- Bước 1: Xác định 3 ốc khóa chân máy đã được siết chắc chắn và ở trạng thái cân bằng.
- Bước 2: Kiểm tra các liên kết trục đứng, trục ngang đã chặt chẽ.
- Bước 3: Hãy di máy sang bên trái, bên phải điểm ngắm để kiểm tra điểm ngắm. Nếu di chuyển thiết bị điểm ngắm không đổi thì đạt.
- Bước 4: Xem lại bọt thủy trong thiết bị, hãy thử quay máy thủy bình các chiều, nếu vẫn ở trong vòng tròn thì đạt.
- Bước 5: Kiểm tra đối quang bằng cách ngắm xa hay gần đều nhìn thấy quang ảnh của vật không nhảy thì đạt.
- Bước 6: Xem lại bộ phận tự động của thiết bị bằng cách cân cho bọt thủy trong vào giữa điểm ngắm. Dùng ốc cân về bên trái hoặc bên phải mà điểm ngắm không đổi là được. Hoặc quay máy đi nhiều vòng ngắm rồi trở lại điểm ngắm ban đầu để kiểm tra độ rung và độ chính xác thiết bị.
- Bước 7: Xác định sai số của máy đo bằng phương pháp 2 trạm.
Cách sử dụng máy thủy bình đầy đủ, chi tiết nhất
Để xác định điểm ngắm đo độ cao từ bản thiết kế đến vị trí thực địa bằng máy thủy bình thì mọi người cần xác định điểm mốc A có độ cao hA. Xác định điểm B có độ cao hB tại môi trường thực tế. Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình đo độ cao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định điểm đặt máy thủy bình
Hãy chọn điểm đặt máy thủy bình tại vị trí cân bằng giữa điểm A và B. Tại phương vị thì vị trí nào trên mặt sàn tại nơi cần đo đạc thì hãy chọn bề mặt phẳng để tối ưu thời gian cân chỉnh máy. Phương vị đặt máy thủy bình tốt là vị trí cao hơn phương vị mốc A.
Bước 2: Cân máy thủy bình
Đặt máy thủy bình ở mặt sàn chắc chắn, tránh những vị trí dễ sụt lún, nền đất yếu. Hãy đặt chân máy sao cho phương vị ngang bằng phẳng nhất. Gác máy thủy bình lên chân máy và cân bằng thiết bị
Bước 3: Ngắm điểm và ghi lại dữ liệu đã đo
Hãy ngắm vào MIA và tiến hành điều quang sao cho hình ảnh thực MIA trong ống ngắm của máy thủy bình hiện lên rõ ràng nhất.
Căn cứ vào 2 số trên MIA đầu tiên của MIA đơn vị là m và dm. Còn 2 số đọc ghi trên chữ E đơn vị là cm, mm, cứ mỗi khấc đen hoặc đỏ tương ứng với 10mm.
Bước 4: Công thức tính độ cao từ máy thủy bình
Để dẫn truyền độ cao từ vị trí A đến vị trí B chưa biết chiều cao thì cần bắt ảnh điểm MIA dựng tại A và đọc chỉ số giữa x. Quay máy đo độ cao sang vị trí B đọc số chỉ trên MIA tại B là y.
Chênh cao giữa điểm A và điểm B ta có công thức h = x – y. Độ cao của điểm B được tính theo hB = h + (x – y). Ý nghĩa của các số đã đọc là Số đọc chỉ giữa = (số đọc chỉ trên + số đọc chỉ dưới)/2
Xem thêm: Máy thủy bình loại nào tốt, chuyên gia khuyên dùng nhất?
Những lưu ý trong cách sử dụng máy thủy bình laser
Để cách sử dụng máy thủy bình laser có kết quả đo chính xác, ít sai số nhất thì yêu cầu mọi người hãy lưu ý vấn đề sau:
- Điều chỉnh 3 chân của máy thủy bình sao cho giá đỡ của máy ở trạng thái cân bằng nhất. Tiếp đó hãy hiệu chỉnh cân bằng bọt thủy bằng cách dùng 3 ốc của máy.
- Trường hợp địa hình đặt máy không bằng phẳng thì hãy điều chỉnh chân bằng 3 ốc ở máy chỉnh đảm bảo độ lệch thiết bị không quá lớn.
- Phần bọt nước nghiêng về bên nào thì hãy chỉnh ốc bên đó thấp đi đồng thời kéo 3 chân máy về vị trí cân bằng nhau. Vị trí tốt nhất là khi kéo chân máy ra hãy lấy vật dụng nào đó như giày, dép đạp xuống đất để đảm bảo máy ở vị trí cân bằng nhất.
Trên đây là cách sử dụng máy thủy bình điện tử đơn giản mà hiệu quả cao để mọi người áp dụng vào công việc tốt nhất. Nếu mọi người cần tư vấn thêm về sản phẩm hãy liên hệ đến kythuatthietbi.com để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.