Các loại thước đo trong cơ khí bạn nên biết

11/09/2023 64

Các loại thước đo trong cơ khí rất đa dạng, mỗi loại đều có chức năng và ứng dụng riêng. Vậy nên không phải ai cũng có thể nắm được hết thông tin về những dụng cụ này. Để hiểu rõ hơn về chúng, hãy cùng kythuatthietbi.com tham khảo ngay nội dung bài viết bên dưới nhé!

Thước kẹp

Thước kẹp (hay còn có tên gọi khác là thước cặp) là một thiết bị chuyên dụng dùng trong ngành cơ khí. Công dụng của thước kẹp là dùng để đo kích thước bên trong, bên ngoài, độ sâu của vật dụng, đo khoảng cách, đo các đồ vật có hình trụ, hình hộp…

Thiết bị này có tính đa dụng cao, dễ sử dụng, phạm vi đo rộng, giá thành rẻ, cho kết quả đo có độ chính xác cao. Ngoài ra sản phẩm này còn được ứng dụng phổ biến trong ngành thiết kế nội thất, xây dựng dùng để đo chi tiết của gỗ, đồ dùng nội thất… đáp ứng yêu cầu thi công cần độ chính xác cao.

Thước kẹp 

Thước kẹp là loại thước đo trong cơ khí phổ biến nhất

Tùy vào các tiêu chí khác nhau người ta sẽ chia thước kẹp ra thành các loại khác nhau. Trong đó có 3 loại thước kẹp phổ biến nhất là: thước cặp đồng hồ, cơ khí và điện tử. Với dải đo đa dạng từ 50mm, 150mm, 200mm cho đên 300mm, 500mm, 1000mm…

Xem thêm: Thước cặp là gì? Cấu tạo và các loại thước kẹp hiện nay

Panme

Panme là thước đo chuyên dụng dùng trong ngành cơ khí, có khả năng đo được kích thước bên ngoài/trong, đo kích thước của trục khuỷu, đo độ sâu của piston, kích thước lỗ khoan, phanh đĩa… Ngày nay Panme đang dần trở nên phổ biến hơn so với thước kẹp. Bởi chúng có sai số thấp nên cho kết quả chính xác hơn thước kẹp.

Panme

Thước đo panme điện tử đo ngoài

Tương tự như thước cặp, tùy vào tiêu chí phân loại người ta sẽ chia Panme thành nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là 3 loại sau: Panme cơ khí, Panme đồng hồ và Panme điện tử. Thiết bị này cũng sở hữu dải đo đa dạng từ 0-25mm, 25-50mm cho đến 50-75mm… đáp ứng tốt nhu cầu đo đạc của người dùng.

Đồng hồ so

Nhắc đến các dụng cụ đo lường cơ khí thì không thể bỏ qua đồng hồ so. Đây là thiết bị được gắn vào đầu đo của thước đo cao với mục đích dùng để đo độ đảo hướng của mặt phẳng, độ không song song của rãnh hay đo độ thẳng của vật… ngoài ra nó còn được dùng để so sánh các vị trí đo vuông góc, độ lệch hay độ côn, độ đảo của đồ vật cần kiểm tra.

Đồng hồ so

Đồng hồ so điện tử sử dụng trong cơ khí

Thiết bị này có độ sai số rất thấp, độ phân giải đảm bảo đạt từ 0.01mm đến 0.001mm. Theo tiêu chí phân loại cách hiển thị kết quả, người ta chia đồng hồ so thành 2 loại là điện tử và cơ khí. Đây cũng chính là 2 dòng sản phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Xem thêm: Đồng hồ so là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng của đồng hồ so

Thước đo cao

Thước đo độ cao là một trong các loại thước đo trong cơ khí chuyên dụng, dùng để đo độ cao của máy, các chi tiết hay xác định khoảng cách theo phương thẳng đứng của 2 điểm trên đồ vật. Ngoài ra người ta cũng dùng thước đo độ cao để đánh dấu điểm làm việc dựa trên độ cao so với một điểm gốc khác.

Nếu như nó được gắn thêm đồng hồ so chân gập thì còn có khả năng đo độ thẳng, độ phẳng, độ song song của bề mặt đồ vật. Thước đo cao tiêu chuẩn hiện nay được chia làm 2 loại chính là loại cơ khí và điện tử. Khi tiến hành đo nên đặt sản phẩm trên bàn map để kết quả được chính xác hơn.

Thước đo cao

Thước đo cao dòng điện tử

Đồng hồ, thước đo độ dày vật liệu

Đồng hồ đo độ dày hay thước đo độ dày dùng để đo độ dày chính xác của nhiều vật liệu khác nhau như giấy, kim loại cho đến giấy, vải len, màng phim hay màng PE… Đây là dụng cụ chuyên dụng trong các ngành công nghiệp, cơ khí, gia công máy móc… Hiện nay người ta phân loại đồng hồ đo độ dày thành 2 loại chính là loại cơ khí và điện tử.

Đồng hồ, thước đo độ dày vật liệu

Đồng hồ, thước đo độ dày vật liệu là một trong các loại thước đo trong cơ khí phổ biến

Thước đo độ sâu

Thước đo độ sâu dùng để đo độ sâu của rãnh, bậc ren trong các chi tiết thiết bị, máy móc cơ khí… Để đáp ứng khả năng đo đạc, mỗi loại thước đo độ sâu khác nhau cần trang bị thêm các dụng cụ phù hợp đi kèm khác nhau. Riêng với loại thước đo độ sâu cơ khí sẽ được thiết kế dưới dạng giống vối thước kẹp, đồng hồ đo sâu hay panme.

Thước đo độ sâu dùng để đo độ sâu của rãnh, bậc ren trong các chi tiết máy móc

Thước đo độ sâu dùng để đo độ sâu của rãnh, bậc ren trong các chi tiết máy móc

Thước thủy, nivo, thước cân bằng và thước đo góc

Thước thủy hay còn có nhiều tên gọi khác như: thước nivo, thước cân bằng hay thước livo. Đây là một dụng cụ quen thuộc đối với những ai đang làm trong ngành thiết kế nội thất, xây dựng và cơ khí. Thiết bị này có thể đo chính xác các góc nghiêng, độ cân bằng và độ dốc… của vật cần đo.

Khi thiết kế nội thất và thi công các công trình dân dụng, muốn đạt được độ chính xác hoàn hảo nhất người ta sẽ sử dụng thiết bị này để đo đạc. Ứng dụng đo của thước livo giúp người dùng có thể nhanh chóng đo đạc, kiểm tra các thông số góc, chất lượng nội thất, công trình hay sử dụng để tính toán độ nghiêng, độ dốc của đường, mái nhà… Các loại thước thủy phổ biến hiện nay gồm: Thước thủy cân bằng, thước thủy điện tử, thước thủy, nivo laser.

Thước thủy, nivo, thước cân bằng và thước đo góc

Thước thủy, nivo, thước cân bằng sử dụng phổ biến trong ngành cơ khí, thiết kế nội thất

Còn thước đo góc là dụng cụ dùng để đánh dấu góc độ, xác định được vị trí cắt góc cụ thể trên đồ vật hoặc phôi. Ngoài ra nó còn giúp người dùng kiểm tra góc độ của các chi tiết, phôi… Theo phân loại thì thước đo  góc được chia ra làm 3 loại chính là: Thước đo góc nghiêng, bán nguyệt và vạn năng.

Bàn map

Bàn map còn được gọi với cái tên khác là bàn rà chuẩn, đây là một dụng cụ chuyên dụng trong ngành cơ khí. Chúng dùng để kiểm tra mức độ đồng phẳng của bề mặt, đo độ thẳng, độ cao và các loại đo kiểm khác.

Bàn rà chuẩn có độ nhám chỉ từ vài micro cho đến vài chục micro, vậy nên độ phẳng của thiết bị này rất cao. Vậy nên nó được xem là mặt phẳng chuẩn để kiểm tra độ phẳng của các loại sản phẩm.

Bàn map

Bàn máp dùng để kiểm tra mức độ đồng phẳng của bề mặt, đo độ thẳng, độ cao

Với nhiều tính năng nổi bật, thiết bị này được ứng dụng rất nhiều trong các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp, thậm chí là phòng thí nghiệm… Hiện nay người ta phân loại bàn map thành 3 loại chính là: bàn map Ceramic, bàn map gang, bàn map chất liệu đá Granite.

Chân đế, đế từ

Chân đế hay đế từ được biết đến là một bộ phận cần thiết dùng để cố định chắc chắn thân máy trong quá trình thực hiện công việc đo lường dựa trên nguyên lý từ tính. Cấu tạo của chân đề là từ 2 khối kim loại được kết nối với nhau bằng một nam châm vĩnh cửu. Nam châm được đặt vào trung tâm lỗ khoan tròn đi qua 2 khối sắt, nhôm hoặc đồng.

Chân đế, đế từ

Chân đế, đế từ của đồng hồ so

Công dụng của chân đế từ là để làm gá đỡ bàn map, gá kẹp cố định các thiết bị khác như đồng hồ so, kính lúp hay bóng đèn…

Mẫu chuẩn, căn mẫu

Căn mẫu hay mẫu chuẩn có hình dáng giống như một khối hình hộp chữ nhật, trong đó bề mặt được làm rất phẳng. Ngoài ra các mặt đối diện gần nhau có độ song song gần như tuyệt đối, vậy nên đảm bảo cho độ chính xác cao về kích thước.

Thiết bị này có công dụng là dùng để căn chỉnh kích thước chuẩn cho các thiết bị, dụng cụ đo lường hay chi tiết gia công. Ngoài ra dụng cụ này còn được dùng làm tiêu chuẩn để kiểm tra dung sai, kích thước của những thiết bị đo khác như Panme, đồng hồ so hay thước kẹp… Hoặc chúng còn được dùng để đo kiểm khe, rãnh trên các chi tiết sau khi đã gia công.

Mẫu chuẩn, căn mẫu

Hình ảnh 1 mẫu chuẩn, căn mẫu

Căn mẫu thường được làm từ vật liệu thép không gỉ hoặc sứ ceramic. Một bộ căn mẫu chuẩn sẽ gồm nhiều thanh căn mẫu có nhiều kích thước khác nhau và cùng đựng trong một hộp chứa. Mỗi căn mẫu tiêu chuẩn sẽ có từ 7 – 122 khối căn mẫu.

Các loại thước đo cơ khí khác

Bên cạnh các dụng cụ đo trong cơ khí phổ biến được kể ở trên, thì chúng ta còn bắt gặp một số thiết bị khác như:

  • Thước lá: hay còn gọi là thước thẳng thường dùng để đánh dấu, đo chiều dài các chi tiết.
  • Dưỡng kiểm: dùng để kiểm tra bước ren trong và ren ngoài hoặc dung sai đường kinh ngoài của  trụ, đường kính trong của lỗ.
  • Thước căn lá: dùng để đo khe hở, cấu tạo của dụng cụ này là gồm các lá thép mỏng được đóng vỉ giống với hình dáng một chiếc quạt. Độ dày của lá thép từ 0.01mm cho đến 3mm, độ dài từ 100 – 150mm. Chúng có thiết kế nhỏ gọn nên rất dễ cầm nắm và mang đi trong quá trình di chuyển.
  • Thước đo khe hở: dùng để đo kích thước các khe hở, vết nứt, rãnh của mối hàn, bê tông…
  • Thước đo mối hàn: dùng để đo chiều rộng, chiều cao hay khe hở hàn, các góc vát, góc hàn, đường kính tròn…
  • Thước ke góc vuông: dùng để đo và đánh dấu các kích thước hay kiểm tra góc vuông…

Trên đây là thông tin cơ bản về các loại thước đo trong cơ khí phổ biến được kythuatthietbi.com tổng hợp và chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn phân biệt được chức năng của từng dụng cụ đọ, từ đó lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu công việc của bạn.