Hạn mặn miền Tây 2025: Sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng ra sao?

24/03/2025 21

Hạn mặn là hiện tượng diễn ra thường niên ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng trong những năm gần đây, mức độ khắc nghiệt ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu và sự thay đổi dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong. Trong năm 2025, hạn mặn đến sớm hơn, kéo dài và gây nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của bà con. Trong bài viết này, hãy cùng kythuatthietbi.com tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này nhé!

Nguyên nhân dẫn đến hạn mặn miền Tây

Trước tiên, hạn mặn miền Tây xuất phát từ hiện tượng El Nino khiến lượng mưa giảm trong mùa mưa, nhiệt độ tăng cao và lượng nước về đồng bằng ngày càng ít. Thêm vào đó, sự thay đổi dòng chảy của sông Mekong do các đập thủy điện thượng nguồn chặn một phần lớn lượng nước chảy về hạ lưu, làm giảm đáng kể nguồn nước ngọt bổ sung cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hạn mặn miền Tây bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Hạn mặn miền Tây bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Ngoài ra, tình trạng khai thác nước ngầm quá mức trong khu vực cũng góp phần đẩy nhanh quá trình xâm nhập mặn. Việc bơm nước ngầm phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt khiến đất bị sụt lún, làm giảm khả năng giữ nước ngọt trên bề mặt và tạo điều kiện cho nước biển xâm nhập sâu hơn.

Xem thêm: Hạn mặn là gì? Tình trạng hạn mặn ở miền Tây ngày càng gia tăng

Tác động của hạn mặn đến sản xuất nông nghiệp

Hạn mặn miền Tây 2025 xuất hiện ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, do đó, hiện tượng này vẫn có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó:

Ảnh hưởng đến trồng lúa

Hạn mặn khiến nguồn nước tưới tiêu khan hiếm, đất đai bị nhiễm mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây lúa. Khi không có đủ nước ngọt, lúa bị còi cọc, chậm phát triển, năng suất giảm sút rõ rệt.

Hạn mặn khiến nguồn nước tưới tiêu khan hiếm

Hạn mặn khiến nguồn nước tưới tiêu khan hiếm

Đặc biệt, trong giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng, nếu bị tác động bởi nước mặn, cây có thể không trổ bông hoặc cho hạt lép, kém chất lượng. Nhiều diện tích lúa bị chết sớm, buộc nông dân phải thu hoạch non hoặc bỏ hoang, gây tổn thất kinh tế lớn.

Ảnh hưởng đến cây ăn trái

Cây ăn trái là nhóm cây trồng dễ bị tổn thương trước tình trạng xâm nhập mặn. Khi tưới bằng nguồn nước bị nhiễm mặn, cây hấp thụ muối nhiều hơn mức cho phép, dẫn đến vàng lá, rụng hoa, suy kiệt và thậm chí chết cây.

Những loại cây có giá trị cao như sầu riêng, chôm chôm, vú sữa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không chỉ giảm sản lượng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng trái. Ngoài ra, sự thiếu hụt nước ngọt trong thời gian dài còn làm cây kém phát triển, mất sức, ảnh hưởng đến năng suất của những mùa vụ sau.

Ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản

Ngành thủy sản cũng chịu tác động nặng nề khi độ mặn trong nước thay đổi đột ngột. Những loài thủy sản nước ngọt như cá tra, cá rô, lươn, ếch không thể thích nghi, dễ mắc bệnh hoặc chậm lớn. Ao nuôi bị nhiễm mặn kéo theo sự suy giảm chất lượng nước, làm gia tăng dịch bệnh, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của con nuôi.

Hạn mặn có ảnh hưởng không nhỏ đến nuôi trồng thủy sản

Hạn mặn có ảnh hưởng không nhỏ đến nuôi trồng thủy sản

Đối với những mô hình nuôi tôm nước lợ, nếu không kiểm soát tốt nồng độ muối, tôm cũng dễ bị sốc môi trường, giảm năng suất. Sự biến đổi thất thường của nguồn nước khiến người nuôi gặp khó khăn trong điều chỉnh quy trình chăm sóc, làm tăng chi phí và rủi ro sản xuất.

Giải pháp thích ứng và ứng phó

Để đảm bảo năng suất cây trồng và vật nuôi, việc chủ động thích ứng và áp dụng các giải pháp phù hợp và yếu tố quan trọng không thể thiếu. Bà con có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:

  • Chủ động kiểm soát chất lượng nguồn nước: Bà con nên sử dụng các loại máy đo độ mặn hoặc máy đo các chỉ tiêu trong nước để đảm bảo nước tưới tiêu hay nuôi trồng phù hợp với mục đích sử dụng.

  • Tích trữ và xử lý nước ngọt: Sử dụng hệ thống trữ nước mưa, đào ao chứa nước ngọt hoặc lắp đặt bể lọc nước giúp duy trì nguồn nước tưới khi hạn mặn kéo dài.

  • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Trong giai đoạn hạn mặn, bà con nên ưu tiên giống cây trồng có khả năng chịu mặn tốt như ST25, ST24,…

  • Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm: Hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun sương giúp giảm lượng nước thất thoát, đồng thời duy trì độ ẩm hợp lý cho cây trồng.

  • Bảo vệ đất và hệ sinh thái: Bà con cần bón vôi, phân hữu cơ để cải thiện đất, giảm tác động của nước mặn, xây dựng đê bao cống ngăn mặn để hạn chế xâm nhập mặn vào nội đồng.

Xem thêm: 3 cách đo độ mặn của nước hiệu quả, phổ biến

Tóm lại, ảnh hưởng của hạn mặn miền Tây đến nông nghiệp là không hề nhỏ. Nếu không biết cách thích ứng và ứng phó, bà con có thể đối mặt với tình trạng mất mùa, ảnh hưởng đến kinh tế,… Do đó, hy vọng rằng bài viết này của kythuatthietbi.com đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để có giải pháp tốt nhất cho quá trình sản xuất của mình.