Đồng hồ so là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng của đồng hồ so

08/09/2023 117

Đồng hồ so là một thiết bị chuyên nghiệp ứng dụng nhiều trong các ngành cơ khí, xây dựng… Tuy nhiên không phải ai cũng biết đồng hồ đo là gì? Có những loại nào và cấu tạo ra sao? Trong nội dung bài viết ngày hôm nay hãy cùng kythuathietbi.com đi tìm hiểu về thiết bị này, các bạn đang có nhu cầu sử dụng thiết bị này thì đừng bỏ lỡ nhé!

Đồng hồ so là gì?

Đồng hồ so được biết đến là một dụng cụ đo độ dùng để gắn vào đầu đo của thước đo cao hoặc đế gá đồng hồ so để đo độ thẳng, độ không song song của rãnh, độ đảo hướng của mặt trong… của đồ vật. Ngoài ra thiết bị này còn được sử dụng để so sánh vị trí về độ vuông, độ lệch, độ đảo hay độ côn…

Đồng hồ so là gì?

Đồng hồ so – Dụng cụ đo chuyên dụng trong ngành công nghiệp, gia công, cơ khí

Đây là một thiết bị đo chuyên nghiệp và hiện đại có độ chính rất cao từ 0.01mm đến 0.001mm. Cùng với độ sai số luôn giữ ở mức thấp sẽ giúp kết quả đo của thiết bị có độ chính xác cao hơn, đáng tin cậy hơn.

Sở hữu nhiều chức năng đặc biệt, vậy nên đồng hồ so được sử dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Từ ngành công nghiệp có khí, xây dựng, gia công máy móc cho đến giảng dạy…

Xem thêm: Micrometer – Panme là gì? Cấu tạo, công dụng của các loại thước panme

Cấu tạo đồng hồ so

Sau khi đã trả lời được câu hỏi đồng hồ so là gì? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về cấu tạo của sản phẩm này. Thiết bị này có cấu tạo khá đơn giản bao gồm các bộ phận sau:

Cấu tạo đồng hồ so

Đồng hồ so có cấu tạo như thế nào?

  • Đầu đo: Đây chính là bộ phận tiếp xúc với bề mặt của vật cần kiểm tra, chúng thường được làm từ các loại hợp kim cứng và chống mài mòn.
  • Trục đo: Tùy vào từng loại đồng hồ so mà trục đo sẽ có độ dài và thiết kế khác nhau, đáp ứng nhu cầu đo đạc cho cho từng loại chi tiết riêng biệt.
  • Ống lót: Chức năng của bộ phận này là để bảo vệ một phần của trục đo.
  • Cơ cấu truyền động: Bộ phận này gồm các chi tiết liên kết truyền động, giúp người dùng thực hiện thao tác điều khiển trục đo, đầu đo di chuyển và thể hiện một cách chính xác kết quả thông qua từng chuyển động của kim đồng hồ, hay hệ thống cảm biến hiện lên ngay trên màn hình điện tử.
  • Vỏ ngoài: Bộ phận này có công dụng là bảo vệ các linh kiện bên trong đồng hồ so, có khả năng chống nước và bụi tốt.

Bên cạnh những bộ phận được liệt kê trên đây thì trong cấu tạo của đồng hồ so còn có thêm một số chi tiết khác như: Vít hãm, cần kẹp, nắp chụp… Tùy thuộc vào thiết kế của từng loại sẽ có thêm một vài chi tiết nữa như màn hình LCD, các phím bấm chức năng, pin…

Các loại đồng hồ so

Dựa vào các tiêu chí như cách hiển thị kết quả, chân đồng hồ mà người ta phân loại đồng hồ so thành các loại khác nhau, cụ thể:

Phân loại theo cách hiển thị kết quả đo

Theo tiêu chí phân loại đồng hồ so theo cách hiển thị đo người ta chia sản phẩm này ra thành 2 loại, cụ thể là:

Đồng hồ so cơ khí

Đồng hồ so cơ khí – Thiết bị được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Đồng hồ so cơ khí: Đây là thiết bị cơ bản và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi cách dùng đơn giản. Cấu tạo chính của thiết bị này gồm có đầu đo, trục đo không cố định giúp quá trình di chuyển lên xuống được dễ dàng hơn. Vạch chia của đồng hồ so cơ khí sẽ giao động từ 0.01mm – 0.002mm, trong đó phạm vi đo giao động từ 0 – 1mm, 1 – 5mm hay 1 – 10mm…

Đồng hồ so điện tử

Đồng hồ so điện tử được trang bị màn hình LCD cho kết quả hiện thị chính xác

Đồng hồ so điện tử: Thiết bị này có thiết kế gần giống với đồng hồ so kim nhưng được trang bị thêm màn hình LCD, pin và các tính năng hiện đại khác. Nhờ đó bạn có thể dễ dàng đọc kết quả một cách nhanh chóng, chính xác. Loại thiết bị này có vạch chia nhỏ nhất lên đến 0.001, sai số cũng nhỏ hơn đồng hồ cơ khí. Vậy nên kết quả của chúng được đánh giá là có độ chính xác cao hơn.

Phân loại theo trục đo của đồng hồ so

Dựa vào yếu tố chân đồng hồ người ta chia thiết bị này ra thành rất nhiều loại nhưng phổ biến nhất phải kể đến 2 loại sau đây:

Đồng hồ so chân gập

Hình ảnh đồng hồ so chân gập

Đồng hồ so chân gập: Người ta còn gọi thiết bị này với cái tên khác là đồng hồ so chân què hoặc đồng hồ đòn bẩy. Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên lý là cộng hưởng đòn bẩy để khuếch đại các chuyển động của đầu đo. Loại đồng hồ so này sở hữu chân đo có thể thay đổi góc linh hoạt, đầu đo nhỏ, gọn. Vậy nên chúng được ứng dụng để đo các góc khó hoặc trong các không gian đo giới hạn.

Đồng hồ so chân thẳng

Đồng hồ so chân thẳng ứng dụng trong ngành công nghiệp cơ khí, gia công

Đồng hồ so chân thẳng: Đây là thiết bị chuyên dụng trong ngành cơ khí để đo độ thẳng, độ đồng trục, độ phẳng và độ song song của đồ vật. Thiết bị này còn có tên gọi khác là đồng hồ so tiêu chuẩn, đầu đo và trục đo của sản phẩm này có thể lên xuống được. Thiết bị có vạch chia nằm trong khoảng từ 0.01mm cho đến 0.001mm, phạm vi đo tương tự như đồng hồ so cơ khí.

Ứng dụng của đồng hồ so

Như đã nhắc đến ở phần nội dung trên đồng hồ so được gắn vào nhiều sản phẩm khác nhau, hoặc gắn vào thước đo cao để kiểm tra mặt phẳng. Ngoài ra còn được dùng trong các mục đích khác nư kiểm tra sai lệch hình dạng, hình học, đo độ đảo trục, độ côn…

Ứng dụng của đồng hồ so

Đồng hồ so được sử dụng để làm gì?

Với những công dụng của đồng hồ so kể trên, đây là thiết bị được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, cơ khí, xây dựng, gia công máy móc… Và cả trong giảng dạy chuyên môn.

Qua nội dung bài viết này chắc hẳn các bạn đã biết được đồng hồ so là gì? Có những loại nào và cấu tạo ra sao? Mong rằng qua những kiến thức được kythuathietbi.com cung cấp ngày hôm nay, sẽ giúp bạn lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân.