Bạn có biết cách chăm sóc sức khỏe gia đình mùa nồm ẩm
16/02/2024 125
Những ngày nồm ẩm tại miền Bắc luôn có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe do thời tiết thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển. Vậy những cách chăm sóc sức khỏe gia đình mùa nồm ẩm như thế nào hiệu quả? Kỹ thuật thiết bị sẽ giúp bạn có thêm thông tin để bảo vệ sức khỏe gia đình tốt nhất trong những ngày này.
Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Bạn cần luôn chú ý giữ gìn sức khỏe cho bản thân và thành viên trong gia đình như rửa tay sau sau khi vệ sinh, trước khi ăn để tránh vi khuẩn lây bệnh. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý nên tắm rửa sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn bám trên người. Với phụ nữ cần chú ý vệ sinh sạch, giữ khô thoáng để tránh các bệnh phụ khoa.
Đối với trẻ em nên chú ý tiêm phòng đầy đủ tránh các bệnh như cúm mùa, viêm phế quản… Khi trẻ hay người già có các dấu hiệu như ho, sốt cao, mệt mỏi… cần được theo dõi sức khỏe và đến bệnh viện kịp thời khi tình trạng bị nặng hơn.
Hạn chế ra ngoài khi trời mưa phùn
Khi trời nồm ẩm và có mưa phùn lạnh thì bạn nên hạn chế không ra ngoài. Đặc biệt nếu bạn đang cảm thấy cơ thể mệt mỏi hoặc bị cúm. Nguyên nhân bởi thời tiết lạnh sẽ làm hạn chế máu lưu thông tốt trên cơ thể, đặc biệt mũi dễ làm bạn bị cúm, cảm lạnh, viêm xoang.
Như vậy, bạn cần luôn lưu ý mặc đủ ấm để giữ nhiệt cho cơ thể. Bạn cũng cần trang bị những đồ tránh mưa như ô, mặc áo mưa khi cần thiết.
Luôn giữ cho nhà khô thoáng
Một điều khó chịu khi trời nồm chính là trong nhà thường bị ẩm ướt, đặc biệt trên tường hay sàn nhà còn đọng các hạt nước. Điều này gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các sự cố trơn trượt dễ ngã.
Vì vậy, bạn cần chú ý luôn giữ trong nhà được khô thoáng theo nhiều phương pháp như: đóng kín cửa và bật điều hòa ở chế độ khô, sử dụng máy hút ẩm, sử dụng vật liệu hút ẩm như than củi, giấy báo cũ…
Bạn cũng cần chú ý luôn sử dụng đồ điện tử, tránh để lâu ngày dễ bị ẩm xâm nhập làm hỏng bảng mạch. Những biện pháp chống ẩm cho nhà sẽ giúp các phòng được khô thoáng để đẩy lùi vi khuẩn tránh gây bệnh cho người.
Bạn có thể sử dụng thêm những thiết bị theo dõi tình trạng trong nhà như máy đo độ ẩm, máy đo nhiệt độ… Những thiết bị này sẽ thông báo mức độ ẩm, nhiệt độ và đưa ra cảnh báo khi hai chỉ số vượt ngưỡng cho phép. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng có biện pháp điều chỉnh chỉ số nhiệt độ và độ ẩm trong nhà tốt cho sức khỏe.
Ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch để ngăn chặn những bệnh giao mùa trong thời tiết nồm ẩm như cảm lạnh, cảm cúm. Những thực phẩm giàu vitamin C sẽ là những là rau củ quả màu đỏ, màu cam, màu vàng như bí đỏ, cam, dứa, ớt chuông, đu đủ…
Nâng cao sức đề kháng
Bạn cũng cần chú ý nâng cao thêm sức đề kháng để sức khỏe tốt hơn, hỗ trợ ngăn chặn các mầm bệnh. Dưới đây là một số cách nâng cao sức khỏe cho gia đình:
- Tập luyện thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe.
- Lên lịch sinh hoạt hàng ngày khoa học như đủ giấc, tránh thức khuya.
- Vệ sinh sạch sẽ, súc họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
- Giữ ấm lòng bàn tay, cổ chân, ngực, tránh ra ngoài khi trời mưa, nhiệt độ lạnh.
- Uống đủ nước để cân bằng sức khỏe cho cơ thể.
- Tự nấu ăn ở nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh ngộ độc thực phẩm.
- Tránh ăn các loại thức ăn cay.
- Ăn nhiều thức ăn ấm để tránh bị lạnh bụng.
- Không nên mặc quần áo ẩm để tránh gây lạnh cho cơ thể.
Đề phòng bệnh sốt xuất huyết
Thời điểm nồm ẩm cũng là giai đoạn giao mùa khi thời tiết ấm dần lên sẽ tạo môi trường thuận lợi để muỗi sinh sôi. Đây có thể là nguyên nhân khiến bệnh sốt xuất huyết lây làn trong các khu dân cư.
Do vậy, bạn cần tiến hành các biện pháp phòng chống bệnh như loại bỏ những nơi đọng nước, luôn giữ cho nhà khô thoáng… Đặc biệt, bạn nên sử dụng những cách tránh muỗi vào trong nhà như màn cửa chống muỗi, mắc màn khi ngủ…
Tổng hợp những biện pháp bảo vệ sức khỏe mùa nồm ẩm sẽ giúp bạn có thêm kiến thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình tốt nhất. Chúc bạn và gia đình sức khỏe.