Xâm nhập mặn ở miền Tây: Dự báo còn 2 đợt nghiêm trọng

17/03/2025 24

Miền Tây Nam Bộ đang đối mặt với một mùa khô đầy thách thức khi xâm nhập mặn diễn biến phức tạp. Dù đã trải qua những đợt cao điểm, nhưng theo dự báo, khu vực này vẫn sẽ hứng chịu thêm hai đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng trong thời gian tới. Vậy những đợt xâm nhập mặn này sẽ diễn ra khi nào, mức độ ra sao và giải pháp nào giúp ứng phó hiệu quả? Hãy tiếp tục theo dõi để biết thêm thông tin chi tiết.

Sẽ còn 2 đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng vào tháng 4 và tháng 5

Theo dự báo từ Tổng cục Khí tượng Thủy văn, đồng bằng sông Cửiu Long sẽ tiếp tục hứng chịu hai đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng trong thời gian tới. Các đợt cao điểm sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 28/4 và từ ngày 7 đến 12/5. Trong đó, mực độ xâm nhập mặn dự kiến vào sâu 80 – 100km ở các sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, trong khi hệ thống sông Tiền, sông Hậu sẽ chịu ảnh hưởng từ 45 – 55km.

Miền Tây sẽ tiếp tục đón 2 đợt xâm nhập mặn vào tháng 4 và tháng 5

Miền Tây sẽ tiếp tục đón 2 đợt xâm nhập mặn vào tháng 4 và tháng 5

Tuy vậy, theo đánh giá chuyên môn, dù hạn mặn năm nay cao hơn trung bình nhiều năm nhưng chưa khốc liệt bằng hạn mặn năm 2016 và 2020. Song, để đảm bảo sinh hoạt và sản xuất, chính quyền địa phương và bà con vẫn cần chủ động có biện pháp ứng phó kịp thời để tránh ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp.

Nguyên nhân gây ra hạn xâm nhập mặn là gì?

Trong cuộc trao đổi với áo Tuổi Trẻ, ông Hoàng Đức Cường – phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã khẳng định: Tình trạng xâm nhập mặn tại ĐBSCL có nguyên nhân chính từ biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino.

El Nino là nguyên nhân chính gây ra hạn mặn miền Tây

El Nino là nguyên nhân chính gây ra hạn mặn miền Tây

Sự kết hợp giữa khí hậu cực đoan và sự thiếu hụt nước từ thượng nguồn khiến nồng độ mặn tăng cao và xâm nhập vào sâu trong đất liền. Bên cạnh đó, việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong đã giảm lưu lượng nước về ĐBSCL, dẫn đến suy giảm lượng phù sa, tăng nguy cơ sạt lở và sụp lún. Theo thống kê, lượng phù sa về trong khoảng 15 năm gần đây đã giảm khoảng 57%, các dòng chảy cũng thiếu hụt tương đối và dự báo còn gia tăng trong thời gian tới.

Ảnh hưởng của hạn mặn đến đời sống người dân

Hạn mặn không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà còn tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của bà con. Việc thiếu nước ngọt khiến người dân gặp khó khăn trong việc cung cấp nước uống, nấu ăn và tắm giặt. Bên cạnh đó, nguồn nước bị nhiễm mặn còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm hư hỏng các công trình dân sinh và tăng chi phí xử lý nước.

Hạn mặn làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân

Hạn mặn làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân

Đối với nông dân, đất đai bị nhiễm mặn dẫn đến giảm năng suất cây trồng, thậm chí làm chết lúa và các loại cây ăn trái, ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống kinh tế. Đặc biệt trong nuôi thủy sản, việc kiểm soát độ mặn cực kỳ quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng.

Giải pháp nào để bà con kiểm soát và ứng phó với hạn mặn?

Trước tình trạng hạn, mặn gia tăng, người dân và chính quyền cần có nhiều biện pháp giải quyết, ứng phó kịp thời. Cụ thể như sau:

  • Tăng cường kiểm tra độ mặn: Sử dụng máy đo độ mặn, máy đo pH và các chỉ tiêu khác trong nước để giám sát mức độ nhiễm mặn, từ đó lên kế hoạch tưới tiêu hợp lý.

  • Dự trữ nước ngọt: Triển khai các công trình thủy lợi, kênh mương để dự trữ nguồn nước ngọt cần thiết cho sinh hoạt và chăn nuôi.

  • Điều chỉnh mô hình sản xuất: Lựa chọn giống cây trồng và vật nuôi có khả năng chịu mặn tốt để đảm bảo năng suất.

  • Theo dõi thông tin: Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về hạn mặn sẽ giúp bạn nhanh chóng có biện pháp ứng phó kịp thời.

Nhìn chung, bà con miền Tây vẫn sẽ đón nhận những đợt hạn mặn trong thời gian tới. Để được cập nhật thông tin chính xác và có biện pháp ứng phó kịp thời, bạn đừng quên theo dõi kythuatthietbi.com trong những bản tin tiếp theo!