Dịch sốt xuất huyết mùa mưa – Triệu chứng, phòng tránh hiệu quả
31/08/2023 62
Sốt xuất huyết được biết đến là một trong những bệnh truyền nhiễm rất phổ biến với nguy cơ phát triển nặng ảnh hưởng đến sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh sốt xuất huyết phát triển theo mùa, những triệu chứng và cách phòng tránh như thế nào? Tìm hiểu về sốt xuất huyết để nâng cao biện pháp phòng ngừa cũng như tránh diễn biến nặng.
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết được biết đến là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do loại virus mang Dengue có trong muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti). Những người bệnh bị sốt xuất huyết có khả năng lây truyền với nhau thông qua loài vật trung gian là muỗi vằn. Bệnh có thời gian phát bệnh trong khoảng từ 4 – 5 ngày.
Đây là loại bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng khác như từ trẻ em, người lớn hay người cao tuổi. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng có khả năng mắc bệnh cao nhất do sức đề kháng thấp.
Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra khi nào?
Bệnh sốt xuất huyết xuất hiện phổ biến vào thời gian từ tháng 3 – 4, đầu tháng 7 – tháng 11 hàng năm. Đây là thời điểm khí hậu ẩm, độ ẩm cao và mua nhiều thích hợp cho muỗi phát triển mạnh.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên muỗi vằn sinh sản rất nhiều. Hai khoảng thời gian này cũng chính là thời điểm bùng phát mạnh mẽ dịch sốt xuất huyết tại miền Bắc. Còn ở miền Nam, bất kỳ thời gian nào cũng có thể xảy ra dịch sốt xuất huyết do sự phân bố dày đặc của muỗi vằn.
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh đều sẽ có những triệu chứng tương đối giống nhau. Người bệnh có thể có các triệu chứng biểu hiện ra ngoài hoặc xuất huyết nội tạng bên trong.
- Đau ở phía sau của mắt.
- Đau đầu nghiêm trọng.
- Xuất hiện triệu chứng đau các cơ và khớp.
- Bị sốt cao lên trên 39 độ.
- Nổi các nốt và phát ban trên da.
- Bị buồn nôn và nôn.
Đối với những người bị nặng sẽ thường gặp những triệu chứng xuất huyết nội tạng. Những triệu chứng này đa số sẽ gồm có xuất huyết đường tiêu hóa và xuất huyết não.
Với triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa, người bị bệnh sẽ chỉ đau đầu và sốt nhẹ, không bị phát ban. Tuy nhiên sau 2 ngày, người bệnh sẽ có dấu hiệu đi ngoài ra máu, phân có màu đen, da bị tái xanh, mệt mỏi khắp người…
Đối với trường hợp xuất huyết não sẽ khó phát hiện vì các triệu chứng không rõ ràng. Theo thống kê, người bệnh sẽ thường chỉ bị sốt, đau đầu, tay chân bị tê liệt hoặc liệt nửa người. Sau đó, bệnh diễn tiến nặng dẫn đến hôn mê và tử vong.
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường gặp và rất phổ biến. Tuy nhiên, người bệnh và gia đình có thể chưa nắm được cách điều trị hợp lý. Đầu tiên, bạn sẽ cần xác định được mức độ nặng nhẹ của bệnh để nên điều trị tại nhà hay nhập viện để tránh gây nguy hiểm nặng.
Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Đối với người bệnh điều trị tại nhà sẽ cần chú ý thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số những hướng dẫn để chữa sốt xuất huyết tại nhà.
Từ đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp vì sốt xuất huyết có mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân rất lớn. Dưới đây là một số hướng dẫn chữa trị tại nhà.
- Điều trị sốt xuất huyết tại nhà
- Người bệnh có thể điều trị sốt xuất huyết ở nhà bằng cách bù nước khi phát hiện triệu chứng sốt từ 2 – 7 ngày.
- Người bệnh sốt xuất huyết cần uống đủ lượng nước cần thiết
- Nhập viện thời gian ngắn (12 – 24 giờ)
- Nếu biện pháp bù nước bằng đường uống không lại kết quả và xuất hiện các điểm xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc của người bệnh thì cần đưa người bệnh nhập viện ngay.
- Nhập viện thời gian dài (> 24 giờ)
Người bệnh cần uống đủ nước khi có những triệu chứng sốt từ 2 – 7 ngày. Khi người bệnh có những triệu chứng như chân tay lạnh, sốt li bì, xuất huyết dưới da, khó thở… sẽ cần phải nhập viện ngay.
Khi điều trị tại nhà đối với người bị sốt xuất huyết thể nhẹ cần uống nước, dùng món ăn dễ tiêu hóa. Khi bị sốt nhẹ, người bệnh có thể hạ sốt bằng Paracetamol hoặc uống Oresol để bù điện giải. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng khăn mát để lâu tại những vùng như nách, bẹn khi sốt cao.
Biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vaccine hay thuốc đặc trị và mang đến nhiều nguy hiểm cho con người. Chính vì vậy, bạn cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết để tránh mắc bệnh hiệu quả tốt.
Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả:
- Vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng nơi ở, môi trường sống sinh hoạt.
- Luôn thu gọn, tiêu hủy những vật dụng phế thải xung quanh nhà.
- Chú ý không tích trữ nước trong những dụng cụ như thau, chậu, bình nước không có nắp đậy.
- Vườn nhà cần phải được phát quang thông thoáng, không để bụi rậm làm nơi muỗi trú ngụ.
- Cống rãnh trong nhà phải được khơi thông, không để những vũng nước tù, nước đọng.
- Khi ngủ cần sử dụng màn để hạn chế muỗi đốt.
- Sử dụng những dụng cụ đuổi muỗi như nhang, vượt hoặc thuốc diệt để tiêu diệt muỗi vằn.
- Trang bị rèm che, màn che tại các cửa sổ, cửa ra vào để ngăn chặn muỗi xâm nhập vào nhà.
- Dùng các loại thuốc bôi ngoài ra, quần áo dài để tránh bị muỗi đốt.
- Khi người bị bệnh sốt xuất hiện cần nằm ngủ trong màn và cách biệt để tránh lây bệnh.
Tìm hiểu chi tiết về bệnh sốt xuất bạn sẽ thấy được nguy hiểm của bệnh cũng như các dấu hiệu, phòng bệnh để bảo vệ gia đình an toàn trước dịch bệnh này. Chúc bạn và gia đình sức khỏe.